Thổ Nhĩ Kỳ và thánh chiến tấn công quân đội Syria cùng SDF trên vùng đông bắc Syria

Cuối ngày 12/08/2020, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến vùng đông bắc Syria tiến hành một số cuộc tấn công quy mô nhỏ ở al-Hasakah và Raqqa.

Đài quan sát Nhân quyền Syria (SORH) có trụ sở tại London cho biết, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo cực đoan đã giao chiến với các đơn vị Quân đội Syria (SAA) gần các thị trấn al-Qasmiyah và al-Rashidiyah trên vùng nông thôn phía bắc al-Hasakah.

Giao chiến cũng bùng phát giữa lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) gần thị trấn Kur Hasan phía tây thị trấn biên giới Tell Abyad, phía bắc Raqqa.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào trại tị nạn Ain Issa ở phía bắc al-Hasakah. Hỏa hoạn dữ dội ở một số khu đất nông nghiệp giáp ranh với trại tị nạn, không có thông tin về thương vong nhân sự.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích thiêu đốt cánh đồng nông nghiệp của người Kurd ở Hasakah

Trong vài tuần trước, các lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn thực hiện nhiều cuộc tấn công hỏa lực quy mô nhỏ trên vùng đông bắc Syria. Các đơn vị SDF và quân đội Syria không phản kích.

Năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ ký hai thỏa thuận ngừng bắn trên vùng đông bắc Syria với Nga và Mỹ. Nhưng lực lượng Hồi giáo cực đoan và cả quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng, thường xuyên vi phạm trắng trợn những thỏa thuận này.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng khiêu khích các đơn vị SDF hoặc Quân đội Syria nhằm chuẩn bị lý do mới cho một cuộc tấn công trên vùng đông bắc Syria. Các lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang lên kế hoạch tấn công trên vùng đông bắc Aleppo và phía bắc Raqqa.

Việc SDF ký thỏa thuận cho phép Mỹ khai thác dầu ở những địa bàn do người Kurd kiểm soát đã khiến các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến tức giận. Cùng với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, các nhóm thánh chiến đe dọa sẽ tấn công tước đoạt hết các khu mỏ dầu do SDF kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...