Trung Quốc "đại thanh tra" các hãng hàng không sau tai nạn rơi máy bay kinh hoàng tại Quảng Tây

Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc tiến hành một cuộc thanh tra toàn ngành để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn sau tai nạn máy bay ở vùng núi phía nam Trung Quốc.
Trung Quốc "đại thanh tra" các hãng hàng không sau tai nạn rơi máy bay kinh hoàng tại Quảng Tây

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ rơi máy bay China Eastern Airlines ở khu vực Quảng Tây hôm 21/3, và các nhà chức trách hàng không Trung Quốc cảnh báo rằng cuộc điều tra sẽ rất khó khăn vì máy bay đã bị hư hỏng nặng. 

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết, đợt thanh tra toàn diện sẽ kéo dài hai tuần, bao gồm việc kiểm tra tất cả các cục kiểm soát không lưu khu vực, các công ty hàng không và học viện đào tạo bay để đảm bảo an toàn "tuyệt đối" cho hoạt động hàng không và tính mạng của người dân. 

Kể từ khi vụ tai nạn xảy ra, China Eastern Airlines và hai công ty con đã tạm ngừng mọi hoạt động của hơn 200 chiếc Boeing 737-800 của họ. Vụ tai nạn hàng không cuối cùng tại Trung Quốc đại lục trước sự việc hôm 21/3 vừa qua là vào năm 2010, khi một chiếc máy bay phản lực Embraer E-190 của Hãng hàng không Henan gặp sự cố.

Nêu bật mối quan ngại cấp cao nhất, Phó Thủ tướng Liu He đã đến Quảng Tây vào tối 21/3 để giám sát các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. 

Các quan chức phụ trách tìm kiếm và cứu nạn đang "dốc toàn lực trong công cuộc tìm kiếm miễn là có tia hy vọng", sau cuộc họp đặc biệt do ông Liu He chủ trì vào 22/3, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước.

Các quan chức cũng được yêu cầu công bố thông tin "theo nguyên tắc kịp thời, chính xác, công khai và minh bạch", và lĩnh vực hàng không phải thực hiện kiểm tra đặc biệt để ngăn ngừa sự cố an toàn lớn xảy ra.

Tại cuộc họp báo đầu tiên sau vụ tai nạn do chính phủ tổ chức vào tối muộn ngày 22/3 ở Quảng Tây, một quan chức hàng không cho biết chiếc máy bay phản lực 737-800 gặp nạn đã đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay trước khi cất cánh và các thành viên phi hành đoàn đều có sức khỏe tốt.

Hàng trăm lực lượng cứu hộ đã được triển khai để tìm kiếm các nạn nhân và hộp đen sau khi chiếc máy bay Boeing gặp nạn với 132 người trên khoang. Không còn ai may mắn sống sót sau vụ tai nạn. Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, chiếc máy bay phản lực dường như đã rơi xuống mặt đất ở góc khoảng 35 độ so với phương thẳng đứng trong hình ảnh video từ camera thu được từ bên ngoài. 

Xem thêm

Tai nạn máy bay ở Cuba, hơn 100 người thiệt mạng

Tai nạn máy bay ở Cuba, hơn 100 người thiệt mạng

Một chiếc Boeing 737 vừa gặp tai nạn thảm khốc tại Cuba khiến hơn 100 hành khách nghi đã tử nạn và chỉ còn 3 người sống sót nhưng bị thương rất nặng sau khi được kéo ra khỏi hiện trường tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...