Trung Quốc khoe video chết ít lính và lính Ấn Độ "tháo chạy" trong xung đột biên giới

Truyền thông Trung Quốc công bố video hiếm về cuộc giao tranh giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại Thung lũng sông Galvan ở Ladakh Tây Tạng tháng 6/ 2020, khiến 4 binh sĩ Trung Quốc và 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng (theo công bố của mỗi bên).

Theo thỏa thuận giảm leo thang giữa Ấn Độ và Trung Quốc, vũ khí bị cấm trong khu vực. Do đó, các bên giao chiến tay không với nhau.

Quân đội Ấn Độ cho biết, 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc giao tranh "tay không" với quân đội Trung Quốc ở khu vực tranh chấp Himalaya, đây là cũng là cuộc đánh nhau gây chết người đầu tiên giữa các cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ.

Hai bên đều đổ lỗi cho bên kia về bạo lực, kéo theo nhiều tháng căng thẳng gia tăng về các yêu sách lãnh thổ với hàng nghìn binh sĩ được triển khai tăng cường.

Cuộc xung đột được cho là dữ dội, nhưng không tiếng súng, sử dụng những chiến thuật lấn át bạo lực lẫn nhau nhằm tránh một trận chiến toàn diện trên tuyến biên giới 3.500 km (đường kiểm soát thực tế).

Cuộc xung đột diễn ra trên địa hình núi đá, dốc đứng của thung lũng Galwan có tầm quan trọng chiến lược, nằm giữa Tây Tạng của Trung Quốc và Ladakh của Ấn Độ.

Các binh sĩ hai bên đấm đá lẫn nhau, trong đó quân đội Trung Quốc được cho là đã tấn công binh sĩ Ấn Độ bằng gậy sắt và gậy đóng đinh trong cuộc chiến kéo dài hơn sáu giờ - tờ Hindustan Times đưa tin.

Trung Quốc công bố video cuộc xung đột và những quân nhân thiệt mạng

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...