Trung Quốc trút giận lên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Bắc Kinh coi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo như nhân vật phản diện trong cuộc xung đột leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trung Quốc trút giận lên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Cựu giám đốc CIA – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và thậm chí tại bộ ngoại giao về những phát biểu của ông liên quan tới công ty công nghệ Huawei và cả hồ sơ về nhân quyền của họ. Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng đi xuống bởi các vấn đề của cuộc chiến thương mại, lệnh trừng phạt của Hoa kỳ đối với Huawei, Washington hỗ trợ Đài Loan, và những chỉ trích về cách Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương. Ông Pompeo cũng đã chọc giận Bắc Kinh với những cảnh báo về hoạt động của Trung Quốc tại Bắc Cực và dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường.

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc ông Pompeo là kẻ nói dối – một cách gọi gây “sốc” so với cụm từ “người có liên quan” thường được sử dụng khi Trung Quốc nói về các quan chức nước ngoài.

“Ông Pompeo đã nói về Trung Quốc mọi lúc mọi nơi. Nhưng thật không may, những lời phát biểu của ông ta lại chứa đầy lời dối trá và nguỵ biện,” phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Geng Shuang nói với giới truyền thông.

Ông Pompeo nên hiểu một sự thật đơn giản. Mọi chiến dịch bôi nhọ với tin đồn và gieo rắc bất hoà sẽ chỉ làm giảm uy tín của ông ta và đất nước của ông ta, Hoa Kỳ.”

Một quan chức của Trung Quốc đã thừa nhận với hãng thông tấn Reuters rằng Trung Quốc đã “đề cập trực tiếp” đến tên của ông Mike Pompeo trong buổi họp giao ban hàng ngày của Bộ ngoại giao – cũng là buổi họp chính để đưa các thông điệp, thông tin ra toàn thế giới.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, được các cơ quan tuyên truyền đưa ra nhiều ý kiến đả kích Hoa Kỳ kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại mới nhất thất bại vào tháng trước. Trên trang thông tin đại lục cũng gắn cho ông Pompeo biệt danh “người phụ nữ nhiều chuyện” chuyên đi “xúi giục gây bất đồng” hay nói cách hành xử của ông là “khắc nghiệt và vô lý”.

Một quan chức khác của Trung Quốc cũng cho biết lý do Bắc Kinh không “ưa” Ngoại trưởng Mike Pompeo rất đơn giản: “Bởi ông Pompeo là một chiến binh Chiến tranh Lạnh”. Và đã rất nhiều lần Bắc Kinh mong muốn Hoa Kỳ sẽ từ bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh.

Wang Yiwei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin danh giá tại Bắc Kinh, chia sẻ rằng Trung Quốc để ý tới vai trò trước đây của ông Pompeo tại CIA và họ không hề thích những “cuộc tấn công” trực diện của ông ấy. “Trung Quốc thấy điều này là thiếu chuyên nghiệp và cảm thấy tức giận,” ông Wang nói. “Thông thường, Trung Quốc sẽ không phản ứng một cách gay gắt như vậy, nhưng người đàn ông này đã đi qúa xa.”

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khi được hỏi về những lời chỉ trích nhắm trực tiếp vào ông Pompeo, đã phát biểu rằng: “Chúng tôi không bình luận về những tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc.”

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa cắt đứt liên lạc với ông Mike Pompeo. Tháng trước, ông và nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, ông Wang Yi đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại, với ông Wang Yi nói rằng Hoa Kỳ cần “thay đổi”.

Theo Reuters 

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...