Trung Quốc xác nhận 4 lính thiệt mạng, nhưng lính Ấn Độ "bỏ chạy" trong xung đột ở Himalaya tháng 6/2020

Quân đội Trung Quốc chính thức thừa nhận thương vong phải gánh chịu trong cuộc đụng độ chết người trên vùng biên giới với quân đội Ấn Độ tháng 6/2020, nhưng cho biết chỉ có 4 binh sĩ thiệt mạng và 1 người bị thương nặng.

Con số thương vong được tiết lộ trong một bài báo dài, nghiên cứu lại vụ việc phía tây dãy Himalaya, được đăng trên tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc (People’s Liberation Army Daily) ngày 12/2.

Bài viết ghi rõ tên 5 binh sĩ và sĩ quan, trong đó 4 người thiệt mang và 1 người bị thương nặng.

Tác giả bài viết đưa ra quan điểm của Trung Quốc về cuộc đụng độ biên giới, đổ lỗi cho Ấn Độ và tuyên bố rằng "quân đội nước ngoài" đã phục kích đơn vị biên phòng Trung Quốc.

Lực lượng “đối lập” tấn công quân Trung Quốc bằng "ống thép, gậy và đá", nhưng trước sự kháng cự mãnh liệt của binh sĩ PLA, cuối cùng buộc phải bỏ chạy - bài báo viết.

Mặc dù vậy bài báo sử dụng giọng văn có phần hòa giải, không nêu tên rõ ràng là Quân đội Ấn Độ, thay vào đó đề cập đến thuật ngữ “quân đội nước ngoài” và tập trung chủ yếu ca ngợi binh lính Trung Quốc và hành động bảo vệ quê hương.

Theo truyền thông chính thức của Ấn Độ về vụ việc, 20 binh sĩ của Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc giao tranh. Trung Quốc không thông báo con số thiệt hại trong nhiều tháng, các phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng Bắc Kinh chịu thương vong gấp đôi cuộc đụng độ.

Truyền thông Trung Quốc cuối cùng cũng tuyên bố về thương vong của mình khi hai nước đạt được thỏa thuận rút quân và bắt đầu rút quân khỏi vùng biên giới tranh chấp, chính thức được gọi là Đường kiểm soát thực tế.

Trước đó, ngày 10/2 Bộ Quốc phòng Bắc Kinh thông báo về việc rút quân có tổ chức của các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế, biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya. Các bên đã đạt được thỏa thuận ngày 10/2 về việc rút binh lực ra khỏi vùng biên giới miền núi giữa hai nước.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết: “Các đơn vị tiền phương của lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu ... rút quân ở vùng biên giới phía nam và phía bắc Hồ Pangong vào ngày 10/2”.

Quyết định được đưa ra sau vòng thứ chín cuộc đàm phán cấp chỉ huy khu vực trách nhiệm giữa Bắc Kinh và New Delhi. Quân đội tiền phương các bên sẽ bắt đầu đồng loạt rút lui sau một năm căng thẳng gia tăng trên biên giới Himalaya, nơi diễn ra ​​nhiều cuộc xung đột và các bên đều tăng cường khí tài quân sự cho một cuộc chiến tiềm năng.

Các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Trung Quốc bị đặt trong trong tình trạng căng thẳng trên biên giới kể từ đầu tháng 5/2020, sau một cuộc xung đột bùng phát giữa binh sĩ các bên trên vùng Hồ Pangong, thuộc khu vực Ladakh của Ấn Độ và Tây Tạng, Trung Quốc.

Tháng 1/2021, cả hai quốc gia nhất trí thúc đẩy rút quân đội sớm và hợp tác để ổn định và kiểm soát tình hình. Bất chấp những tiến triển về mặt ngoại giao, vẫn có những cuộc ẩu đả của binh lính hai bên, đóng quân dọc theo biên giới vùng núi. Những cuộc giao tranh đôi khi gây chết người dù các bên không sử dụng vũ khí.

Mặc dù con số thương vong do truyền thông quân đội Trung Quốc thông báo tương đối nhỏ, như một cuộc va chạm đường phố, nhưng phía Trung Quốc đã thừa nhận có thương vong và bài báo dường như là một động thái làm giảm sự căng thẳng của lực lượng biên phòng Trung Quốc trên vùng biên giới Tây Tạng.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…