Trung Quốc xây nhiều nhà chọc trời nhất thế giới trong năm 2018

Trung Quốc xây 88 công trình từ 200 mét trở lên trong năm nay, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới hoặc bất kỳ lúc nào trong lịch sử, Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) cô
Trung Quốc xây nhiều nhà chọc trời nhất thế giới trong năm 2018

Tháp Citic. Ảnh: Getty Images.

Con số nhà chọc trời của Trung Quốc cao gấp gần 7 lần Mỹ, nước xếp thứ 2. Tính trên toàn cầu, số lượng tòa nhà chọc trời giảm nhẹ xuống còn 143, cao thứ 2 trong lịch sử. Kỷ lục mọi thời đại là 147 trong năm 2017.

Tốc độ phát triển nhà chọc trời trên khắp thế giới tăng mạnh trong thập kỷ qua, phần lớn nhờ Trung Quốc. Nước này chiếm 61,5% tổng số công trình trong năm 2018, theo CTBUH. 14 toà được xây tại Thâm Quyến, đứng đầu bảng xếp hạng thành phố trong năm thứ 3 liên tiếp trước Dubai, Bắc Kinh, New York và Thẩm Dương.

Các thành phố châu Á thống trị phần còn lại của danh sách nhà cao nhất thế giới, với TP HCM và thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), cũng hoàn thiện các công trình cao hơn 400 mét.

Trung Quốc cũng là nơi có tòa nhà mới lớn nhất năm 2018: Tháp Citic của Bắc Kinh. Được biết đến với cái tên "China Zun", công trình lấy cảm hứng từ bình rượu cổ, với chiều cao 528 mét và hiện là tòa nhà cao thứ 8 thế giới.

CTBUH ước tính thế giới có thêm 120 đến 150 nhà chọc trời mới hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, cuộc đua xây dựng nhà chọc trời của Trung Quốc có thể sớm bị cản trở bởi điều kiện kinh tế trong nước, liên quan đến tăng kiểm soát tài chính và chính sách tài trợ thận trọng hơn của chính phủ.

>> Khách Trung Quốc mua nhà tại TP HCM tăng đột biến: Nên hiểu thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...