Trung Quốc yêu cầu Canada trả tự do cho giám đốc Huawei

Trung Quốc công khai đổ lỗi cho Canada về những khó khăn trong mối quan hệ hai nước, yêu cầu trả tự do cho giám đốc Huawei.
Trung Quốc yêu cầu Canada trả tự do cho giám đốc Huawei

CFO của Huawei, bà Meng Wanzhou được nhân viên thuộc cơ quan CBSA Canada hộ tống tại sân bay quốc tế Vancouver khi bà bị bắt giữ theo lệnh của chính phủ Hoa Kỳ. Hình ảnh được trích dẫn từ video camera ngày 1/12/2018. (Ảnh: Reuters – hình ảnh được bên thứ ba cung cấp).

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cho biết, mối quan hệ song phương đang gặp nhiều khó khăn lớn, đồng thời đã yêu cầu Ottawa trả tự do cho giám đốc tài chính của Huawei Technologies Co., Ltd – bà Meng Wanzhou.

Các mối quan hệ đã bị “đóng băng” kể từ khi bà Meng Wanzhou bị giam giữ tại Vancouver vào tháng 12 năm ngoái theo lệnh giam giữ của Hoa Kỳ. Kể từ đó, Trung Quốc đã buộc tội hai người dân Canada là gián điệp cũng như tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm hạt canola và thịt từ Canada.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau vào thứ Tư (21/8) cho biết chính phủ nước này không có ý định lùi bước trong tranh chấp của hai nước và sẽ bảo vệ lợi ích của Canada trước hết.

Trả lời lại bài phát biểu của Thủ tướng Trudeau, Đại sứ quán Trung Quốc nói với các phóng viên rằng họ cũng sẽ luôn bảo vệ lợi ích của mình. “Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng giữa tất cả các nước … Quan hệ Trung Quốc – Canada hiện đang gặp khó khắn lớn và phía Canada biết rất rõ nguyên nhân sâu xa của việc này.. Canada nên thả bà Meng Wanzhou ngay lập tức và đảm bảo bà được trở về Trung Quôc an toàn – đưa mối quan hệ song phương trở lại đúng hướng” – Đại sứ quan Trung Quốc nói trong một email.

Thủ tướng Trudeau và Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Ottawa để hội đàm vào hôm qua (22/8). Ông Pompeo đã cam đoan với Canada rằng các quan chức của Mỹ đang làm việc hết sức để giải thoát hai người dân Canada bị buộc tội tại Trung Quốc.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...