TT Donald Trump áp bổ sung 300 tỷ USD thuế với Trung Quốc: Mỹ gánh "đau thương" trước?

Các nhà phân tích kinh tế hàng đầu cho biết, động thái mới nhất của TT Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Bắc Kinh có thể sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ nhiều hơn là B
TT Donald Trump áp bổ sung 300 tỷ USD thuế với Trung Quốc: Mỹ gánh "đau thương" trước?

Vào ngày 1/8, TT Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố về quyết định áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9 tới – “thuế chồng chất thuế” với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Giám đốc điều hành của Orient Capital Research tại Hồng Kông, ông Andrew Collier chia sẻ với CNBC: “Đây rõ ràng là một chiến thuật rất cứng rắn và khó khăn… nhưng tôi nghĩ nó giống như một con dao đang kề lên cổ nền kinh tế Mỹ hơn là nền kinh tế Trung Quốc.”

Đã có nhiều nhận xét tương tự từ các nhà phân tích kinh tế khác, bao gồm có bà Corrine Png – trưởng phòng nghiên cứu cổ phần khu vực tại AIA Investment Management – mô tả hành động này của ông Trump dường như “đang phản tác dụng.” Bà cho biết, mức thuế 10% bổ sung, chủ yếu nhắm vào các sản phẩm như đồ chơi, máy tính xách tay, điện thoại di độn… sẽ gây tổn hại nặng nề tới người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Ông Andrew Collier cũng cho biết thêm, Hoa Kỳ có nguy cơ gặp phải một “cú đúp đôi” từ các loại thuế mới. Thứ nhất, chúng tác động đến mức tiêu thụ của Hoa Kỳ - tương ứng với hơn một nửa GDP của Mỹ. Thứ hai, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình việc làm trong các cửa hàng bán lẻ trên khắp đất nước. “Chúng ta có thể nhìn thấy những yếu điểm khá rõ ràng tại Hoa Kỳ ... vì vậy, tôi không rõ ông Trump muốn làm gì ở đây”.

Khi mức thuế mới chính thức có hiệu lực, nó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát của Hoa Kỳ cũng như kéo theo lợi nhuận của các công ty đa quốc gia hàng đầu ( khi có rất nhiều công ty sản xuất và xuất khẩu hàng hoá từ Trung Quốc), các nhà phân tích của Citi viết trong một lưu ý.

Họ cũng đồng tình rằng, rất có khả năng Trung Quốc sẽ “cứng rắn hơn trong các quyết định của mình và chính thức sử dụng chiến lược chờ đợi [cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống mới] thay vì chấp nhận những yêu cầu của Hoa Kỳ”.

 Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…