TT Nga Putin: Nếu Hoa Kỳ phát triển tên lửa hạt nhân, chúng tôi cũng sẽ làm vậy

TT Nga Putin đã đưa ra cảnh cáo vào hôm thứ Hai (5/8) rằng Moscow sẽ bắt đầu phát triển tên lửa hạt nhân tầm trung và trên đất liền nếu Hoa Kỳ bắt đầu làm điều tương tự sau sự sụp đổ của hiệp ước kiểm
TT Nga Putin: Nếu Hoa Kỳ phát triển tên lửa hạt nhân, chúng tôi cũng sẽ làm vậy

Hoa Kỳ chính thức rời bỏ hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào thứ Sáu tuần trước (2/8) sau khi xác định rằng Moscow đã vi phạm hiệp ước khi triển khai một loại tên lửa bị cấm, một cáo buộc mà Kremlin đã phủ nhận.

Trong hiệp ước, các loại tên lửa trên đất liền với phạm vi từ 500 đến 5.500 km đều bị cấm – qui định này được đưa ra nhằm giảm khả năng của cả hai quốc gia đối với việc khởi động một cuộc tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn.

TT Nga Vladimir Putin vào thứ Hai (5/8) đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình báo nước ngoài của Nga giám sát chặt chẽ các bước đi của Hoa Kỳ có thể thực hiện để phát triển, sản xuất hoặc triển khai tên lửa bị cấm khi hiệp ước INF không còn tồn tại.

Nếu Nga có được bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào về việc Hoa Kỳ đã hoàn thành công việc phát triển các hệ thống này và bắt đầu sản xuất chúng; Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia vào một nỗ lực toàn diện để phát triển các tên lửa tương tự,” ông Putin phát biểu trong một tuyên bố.

Các quan chức Hoa Kỳ đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ có các cuộc thử nghiệm bay đầu tiên của một tên lửa tầm trung trong vài tháng tới, bất kỳ hoạt động triển khai nào cũng sẽ cần nhiều năm nữa.

TT Putin đưa ra tuyên bố sau khi tổ chức một cuộc họp với Hội đồng Bảo an Nga để thảo luận về động thái của Hoa Kỳ - mà Moscow vốn đã tranh luận trong nhiều tháng – cảnh báo sẽ làm suy yếu nỗ lực kiểm soát vũ khí quốc tế. Ông Putin cho biết, kho vũ khí tên lửa trên không và trên biển của Nga cùng với công việc phát triển tên lửa siêu thanh đồng nghĩa với việc họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi mối đe doạ từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh thêm rằng Nga và Hoa Kỳ, hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, cần phải nối lại đàm phán về việc kiểm soát vũ khí để ngăn chặn nguy cơ của các cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn.

“Để tránh khỏi sự hỗn loạn, chúng ta - một lần nữa - cần phải cân nhắc tất cả các hậu quả nguy hiểm và quay trở lại với cuộc thảo luận nghiêm túc và có ý nghĩa”, TT Vladimir Putin chia sẻ.

Các quan chức từ chính quyền của TT Donald Trump, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết Nga đã triển khai “nhiều tiểu đoàn nhỏ” của một tên lửa hành trình trên khắp nước Nga – một hành động cũng vi phạm hiệp ước – “có khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng của châu Âu”.

Nga lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên, nói rằng phạm vi tên lửa đã đưa nó nằm ngoài hiệp ước và từ chối yêu cầu phá huỷ tên lửa mới, Novator 9M729 hay còn được liên minh quân sự phương Tây NATO gọi là SSC-8.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...