“Ngừng nghỉ hưu” đang trở thành xu hướng “hot” trên thị trường lao động Hoa Kỳ

Tỷ lệ những người lao động nghỉ hưu sau đó quay lại làm việc đang ở mức 3,2%, tương đương với thời điểm trước đại dịch.
“Ngừng nghỉ hưu” đang trở thành xu hướng “hot” trên thị trường lao động Hoa Kỳ

Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 8 triệu người bị mất đi việc làm, nhưng trong đó cũng có nhiều người quyết định đây là thời điểm thích hợp để nghỉ hưu.

Nhưng với một thị trường việc làm đang phát triển mạnh, trong đó người lao động hầu như được quyền lựa chọn công việc, cùng với lạm phát tăng vọt và nỗi sợ hãi của Covid-19 đang phai nhạt, một số người đang thấy rằng đây là lúc suy nghĩ lại kế hoạch nghỉ hưu của mình và quay trở lại với công việc.

Trên thực tế, mức độ lao động nghỉ hưu rồi quay lại một năm sau đó đang ở mức 3,2%, tương đương với trước đại dịch, sau khi giảm xuống còn khoảng 2% trong những ngày tồi tệ nhất của Covid-19, theo tính toán từ trang web giới thiệu việc làm Indeed.

Nick Bunker, giám đốc nghiên cứu kinh tế khu vực Bắc Mỹ tại Indeed cho biết: “Xu hướng ‘ngừng nghỉ hưu’ này là biểu tượng của những gì chúng ta đang thấy trên thị trường lao động nói chung.”

Cùng với các yếu tố khác, ông Bunker cho biết các nhà tuyển dụng đang tăng cường khuyến khích để lấp đầy 11,5 triệu cơ hội việc làm. Có thêm khoảng 5,6 triệu vị trí tuyển dụng so với số lượng công nhân hiện có, tạo ra một lợi thế mạnh mẽ cho những người đang tìm kiếm việc làm, bất kể ở độ tuổi nào.

“Các nhà tuyển dụng đang thực hiện nhiều bước để lôi kéo thêm người lao động. Có một tỷ lệ cao các bài đăng đề cập đến các điều khoản mới như tiền thưởng tuyển dụng, tiền thưởng 'giữ chân',… Có những dấu hiệu cho thấy các nhà tuyển dụng đang thu hút mọi người bằng những khoản tiền thưởng như thế."

Chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều so với hai năm trước cũng đang khiến người nghỉ hưu muốn quay trở lại làm việc. 

Theo Cục Thống kê Lao động, giá cả tiêu dùng trong tháng 3 tại Mỹ đã tăng 8,5% so với một năm trước, và chi phí sinh hoạt cao hơn đang gây khó khăn cho những người sống bằng thu nhập cố định. “Đối với những người trước đây đã nghỉ hưu và đang quay trở lại làm việc, giá cả tiêu dùng chắc chắn là một tác động.” Ví dụ, ông Bunker đã chỉ ra rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì những người nghỉ hưu vẫn quay trở lại làm việc mặc dù lạm phát không ở gần mức hiện tại.

Đối với Tommy Benz, một cựu giám đốc điều hành của Verizon Wireless, người đã nghỉ việc tại Endurance International, việc quay trở lại làm việc không chỉ là mong muốn được bận rộn trở lại mà còn là bởi ngôi trường của mình. Ông Benz, 54 tuổi, đã nhận công việc giảng dạy thay thế gần đây như một cách để giúp đỡ Trường Trung học Crestwood. “Mặc dù giảng dạy không phải là điều tôi muốn làm khi nghỉ hưu, nhưng nó luôn ở trong tâm trí tôi. Khi tôi biết được sự thiếu hụt nhân lực mà trường đang phải đối mặt, đó bỗng trở thành một quyết định dễ dàng.”

Hiện tại, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 62,4% vào tháng 3, tăng gần một điểm phần trăm so với mức trước đại dịch nhưng cũng khá thấp với mức 60,2% vào tháng 4/2020. Tổng mức độ lực lượng lao động, sau khi giảm hơn 8,2 triệu so với tháng 2/2020 đến tháng 4 cùng năm, là khoảng 200.000 so với trạng thái tiền Covid.

Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát kỳ vọng rằng bảng lương tăng 400.000 trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5%, sẽ đưa tỷ lệ này trở lại mức tháng 2/2020.

Xem thêm

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lợi và hại

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lợi và hại

Cùng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, nam lên 62 tuổi trong Dự thảo Bộ luật Lao động (LĐ), Bộ LĐ-TB&XH - đơn vị xây dựng dự luật cũng vừa công bố đánh giá tác động của các phương án với
Thống nhất với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Thống nhất với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Ngày 23/10, các đại biểu Quốc hội (QH) làm việc tại hội trường và dành cả ngày để thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…