Tỷ phú Philip Falcone cam kết xây sân bay và 1.000 căn hộ khách sạn

Tỷ phú Philip Falcone, người sáng lập ra quỹ đầu tư Harbinger Capital tại Mỹ, mới đây đã khẳng định cam kết sẽ sớm xây dựng 1.000 căn hộ khách sạn và một khách sạn 559 phòng và một sân bay chuyên dụng
Tỷ phú Philip Falcone cam kết xây sân bay và 1.000 căn hộ khách sạn

Tỷ phú Philip Falcone, người sáng lập ra quỹ đầu tư Harbinger Capital tại Mỹ, mới đây đã khẳng định cam kết sẽ sớm xây dựng 1.000 căn hộ khách sạn và một khách sạn 559 phòng và một sân bay chuyên dụng ở Việt Nam.

Quỹ Harbinger Capital của ông Philip Falcone hiện là nhà đầu tư lớn nhất góp vốn vào Asian Coast Development Limited (ACDL) - công ty đầu tư dự án khu du lịch phức hợp Hồ Tràm Strip tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng mới đây, ông Falcone đã tái cam kết triển khai tòa tháp khách sạn thứ hai tại khu nghỉ dưỡng này với 559 phòng, có tên gọi là “The Beach Club”, và mở rộng các tiện ích giải trí và khu căn hộ khách sạn (condotel) với 1.000 phòng bên bờ biển tại dự án Hồ Tràm Strip.Không những thế, tỷ phú Philip Falcone còn chia sẻ về việc dự án đang trong quá trình đàm phán với các đối tác Việt Nam để xây dựng sân bay chuyên dụng tại vị trí cách khu nghỉ dưỡng khoảng 15km nhằm cung cấp thêm lựa chọn về phương tiện đi lại và thu hút thêm khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu.Thông tin từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tháng trước cho biết ACDL đã trình dự án xây dựng sân bay lên chính quyền địa phương để sớm nhận được sự chấp thuận đầu tư. Còn liên quan đến dự án xây dựng 1.000 căn hộ khách sạn ven biển, cuối năm ngoái ACDL cũng đã ký một thỏa thuận với công ty xây dựng Coteccons của Việt Nam để phát triển hạng mục này.Cách đây vài tháng, trong lần chia sẻ với báo chí, ông Falcone đã nói rằng Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển ngành du lịch rất lớn, nhưng sự yếu kém về hạ tầng giao thông lại là một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các dự án du lịch như Hồ Tràm Strip. Đó là lý do mà tỷ phú người Mỹ sẵn sàng bỏ thêm vốn đầu tư vào Việt Nam, điều mà ông cho rằng chắc chắn mang đến lợi ích cho dự án Hồ Tràm Strip và cũng mang đến lợi ích cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mở ra cơ hội tiếp cận mới cho toàn khu vực. Tuy nhiên, ông không quên nhắc lại rằng dự án sân bay quốc tế Long Thành luôn giữ vai trò then chốt.Lời cam kết của tỷ phú Philip Falcone trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã cho thấy quyết tâm lớn của nhà đầu tư Mỹ tại thị trường Việt Nam. Tính đến nay, ACDL đã giải ngân gần 1 tỷ USD vào dự án Hồ Tràm Strip. Trong đó đã hoàn thành việc xây dựng một khách sạn 5 sao 541 phòng, khu casino, các biệt thự nghỉ dưỡng, công viên nước và một sân golf.

Theo DDDN

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...