Vì sao ông lớn cà phê Việt day dứt vì “bán cà phê trộn đậu nành”?

“Thực sự cả hai sản phẩm Wake-up và Phinn đều tạo được kết quả kinh doanh tốt, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy day dứt vì đã đi ra khỏi triết lý cà phê nguyên bản của mình”. Chiến dịch quảng
Vì sao ông lớn cà phê Việt day dứt vì “bán cà phê trộn đậu nành”?
“Thực sự cả hai sản phẩm Wake-up và Phinn đều tạo được kết quả kinh doanh tốt, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy day dứt vì đã đi ra khỏi triết lý cà phê nguyên bản của mình”.
Vì sao ông lớn cà phê Việt day dứt vì “bán cà phê trộn đậu nành”? ảnh 1
Chiến dịch quảng cáo mới của Vinacafé

Tiết lộ của đại diện Vinacafe Biên Hòa gần đây gây chấn động khi công khai quyết định "ngưng sản xuất cà phê trộn đậu nành từ ngày 1/8/2016 là điều không hề dễ dàng với công ty".Điều này ngay lập tức đã nhận phản ứng trái chiều từ dư luận. Bởi cách đây 3 năm, Vinacafe tuyên bố “cà phê chỉ làm từ cà phê” nhưng đến nay Vinacafe Biên Hòa lại thừa nhận trước 1/8/2016, Vinacafe vẫn trộn đậu nành vào sản phẩm? Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng đã bị lừa dối suốt thời gian qua?PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Ông Phạm Quang Vũ – Chủ tịch HĐQT của Vinacafé Biên Hòa.Ông Vũ cho biết, từ năm 1968 đến nay, dòng sản phẩm dưới nhãn hiệu Vinacafé vẫn giữ nguyên định hướng nguyên bản “cà phê phải làm từ cà phê”. Riêng từ 2012 thêm dòng Wake-Up và Phinn có chứa đậu nành để đáp ứng thị hiếu. Nhưng từ 1/8 quyết định loại bỏ đậu nành ra tất cả sản phẩm của mình.“Ba năm trước sức ép của thị trường, của gu thưởng thức cà phê pha trộn, chúng tôi có thêm 2 dòng cà phê hoà tan Wake-up và Phinn có trộn đậu nành. Thực sự cả hai sản phẩm Wake-up và Phinn đều tạo được kết quả kinh doanh tốt, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy day dứt vì đã đi ra khỏi triết lý cà phê nguyên bản của mình”, ông Vũ lý giải.Thực trạng "cà phê trộn đậu nành và hóa chất" đã diễn ra nhiều năm nay. Năm 2012, cơ quan chức năng cũng phát hiện một số cơ sở rang đậu nành, bắp ngô trộn hóa, chất, hương liệu để thành cà phê cung cấp ra thị trường. Thậm chí có cơ sở chế biến cà phê nhưng không sử dụng một hạt cà phê nào.Đầu năm 2016, Công an TP Vũng Tàu cũng phát hiện cơ sở rang cà phê trên địa bàn dùng bột đậu nành, hóa chất, hương liệu trộn với cà phê.Thực tế, khi nói đến cà phê trộn đậu nành, người ta thường nghĩ đến cà phê dởm do các lò sản xuất chui hay cà phê vỉa hè nhưng ít ai nghĩ rằng nó tồn tại ngay trên bao bì sản phẩm của những công ty lớn.Như sản phẩm Wake up hương chồn của Vinacafe, trên bao bì có ghi rõ các thành phần cụ thể, trong đó có: "cà phê hòa tan hỗn hợp 10% (cà phê, đậu nành); sản phẩm có chứa các nguyên liệu có nguồn gốc từ sữa và đậu nành".Không chỉ Vinacaphé mà đại diện Công ty Nestlé cũng thừa nhận Nestlé có cả sản phẩm cà phê độn.Trước đó, Hội tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã làm khảo sát hàm lượng caffeine trong cà phê nước cung cấp cho người tiêu dùng với 253 mẫu cà phê mua tại cửa hàng sang trọng cho đến quán cà phê bình dân, căng tin bệnh viện, xe đẩy, người bán rong…Kết quả cho thấy, có 5 mẫu không hề có hàm lượng caffeine; có đến 1/3 (30,04%) mẫu cà phê có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới1gam/lít).Theo các cơ quan quản lý nhà nước, nguyên nhân khiến họ trộn đậu nành, bắp vào cà phê do gu thưởng thức của người tiêu dùng thích độ sánh, đặc hoặc có hàm lượng caffeine thấp. Song các cơ quan quản lý cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần phải công bố thành phần, hàm lượng trên bao bì.Vị Chủ tịch Vinacafe chia sẻ, gần đây khi xã hội chứng kiến cuộc tranh luận sâu rộng chưa từng có về thực trạng về cà phê Việt Nam nên Vinacafe quyết định từ 1/8 loại bỏ nậu nành ra tất cả các sản phẩm của mình.Ông Phạm Quang Vũ nói: "Đây là một quyết định lịch sử đối với công ty, một quyết định quan trọng với những con người ở Vinacafé Biên Hòa. Việc đưa ra quyết định này là điều không dễ dàng nhưng tôi vẫn tin rằng quyết định này là đúng, vì niềm tự hào của cà phê mang bản sắc Việt Nam".Trước tình trạng cà phê trộn đậu nành nhưng các hãng cà phê vẫn im lặng, trong khi đó Vinacafé lại đưa ra một câu quảng cáo "lỗi" “từ ngày 1/8 trong mỗi ly cà phê của Vinacafe là cà phê nguyên chất” khiến nhiều người cho rằng không khác nào "lời tự thú".Cũng có ý kiến khác lại cho rằng, liệu có phải Vinacafé day dứt khi bán cà phê trộn đậu nành hay không hay là một chiến lược quảng cáo "đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng" của tập đoàn Masan (Vinacaphé thuộc tập đoàn Masan). Đây là chiến lược mà Masan đã từng áp dụng với nước tương, nước mắm Chinsu, mỳ Tiến Vua...Trước những ý kiến nghi ngờ, Chủ tịch HĐQT Vinacaphé khẳng định: "Việc làm này thực sự xuất phát từ tâm, tình yêu cà phê và mong muốn mang lại sản phẩm có giá trị đến người tiêu dùng cà phê phải làm từ cà phê và quyết tâm bảo vệ triết lý về giá trị nguyên bản của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra rằng mình cần phải là người tiên phong trong việc gìn giữ di sản cà phê Việt Nam và thực hiện sứ mệnh mỗi người yêu cà phê Việt Nam đều có quyền được thưởng thức 1 ly cà phê đúng nghĩa nguyên bản kiểu Việt”.Đồng thời dẫn lời ông Vũ cũng dẫn lời của ông Howard Schultz, CEO của Starbucks: “Bất kỳ công ty nào, khi đối mặt nghịch cảnh, sẽ bị cám dỗ đi theo một ý tưởng hứa hẹn sẽ nhanh chóng xóa nhòa nỗi đau. Nhưng trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, mọi người cần phải sống đúng với những nguyên tắc của họ, với cốt lõi của họ, dù đó có là gì đi chăng nữa. Sẽ luôn thật thiển cận nếu theo đuổi những lợi ích ngắn hạn”.Ông khẳng định, ở Vinacafe, triết lý vẫn là “cà phê phải là cà phê” và việc làm của Viancafé đã được nhiều người yêu cà phê ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ và cùng đồng hành để tôn vinh cà phê Việt và qua đó góp phần cải thiện đời sống của người nông dân Việt.“Điều đáng mừng là áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật và tìm tòi sáng tạo thì hiện nay 2 dòng Wake-Up và Phinn làm từ cà phê nguyên chất của Vinacafé BH đã được người tiêu dùng đánh giá là ngon vượt trội, vị cà phê thật hơn 2 dòng này trước đây có trộn đậu nành. Điều này chứng tỏ thị hiếu của người tiêu dùng về cà phê thuần chất đã có những chuyển biến tích cực”, ông Vũ chia sẻ.

Diệu Thùy/Infonet

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…