Vị trí "khiêm tốn" của Vinagame trong TOP 100 công ty đại chúng lớn nhất của Forbes Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách "100 công ty đại chúng lớn nhất. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện danh sách này tại Việt Nam.

Trong danh sách này, sàn HSX có 65 đại diện, UPCoM có 23 đại diện, HNX có 7 đại diện, còn lại là 05 doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết.

Danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” được Forbes Việt Nam đánh giá quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa, theo phương pháp xếp hạng danh sách Global 2000 (2.000 công ty lớn nhất toàn cầu) của Forbes (Mỹ).

Với đặc thù ngành, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo với 22 đại diện, trong đó có 6 vị trí nằm trong tốp 10. Tiếp theo sau là các ngành dầu khí, bất động sản và bán lẻ.

Chính vì vậy, các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Vingroup chia nhau các vị trí dẫn đầu của danh sách. Đặc biệt tốp 10 ghi nhận dấu ấn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chiếm đến 5/10 vị trí.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Hòa Phát, Techcombank, VPBank, THACO, Masan Group… có thứ hạng cao trong danh sách. Nhiều thành viên các tập đoàn kinh tế tư nhân như Vingroup, Masan Group, FPT có mặt trong danh sách bên cạnh sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa.

Tuy nhiên, VNG (MCK:VNGX) lại ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 89 trong danh sách này. Điều đáng nói, Seletar Investments - đơn vị trực thuộc Tập đoàn đầu tư Temasek của chính phủ Singapore đã từng mua cổ phiếu của VNGX với giá cao hơn 75% so với mức giá tối thiểu mà ĐHCĐ của công ty này đã thông qua. 

Thậm chí, hồi tháng 3 năm nay, Temasek còn từng định giá công ty chủ quản Zalo ở mức 2,2 tỷ USD, gần gấp đôi FPT. Năm 2018, VNG đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tương đương với năm 2017. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế giảm sâu từ 1.158 tỷ xuống 441 tỷ đồng nguyên nhân chủ yếu là do công ty chi rất mạnh cho hoạt động bán hàng.

Đáng chú ý là công ty bắt đầu lỗ 48 tỷ đồng từ quý 4/2018 sau một thời gian dài liên tục đạt lợi nhuận vài trăm tỷ đồng mỗi quý.

Khác với danh sách “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất” (đối tượng là các doanh nghiệp niêm yết tại HSX và HNX) công bố vào tháng 6 hằng năm nhấn mạnh đến hiệu quả và tăng trưởng, danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” mở rộng phạm vi tới các doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM và công ty đại chúng chưa niêm yết.

Về phương pháp tính, Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp xếp hạng Global 2000 của Forbes: bước đầu tập hợp danh sách các công ty đại chúng bao gồm các công ty cổ phần có trên 100 cổ đông chưa niêm yết và các công ty niêm yết tại HSX, HNX và UPCoM. Tiếp theo, tập hợp số liệu tài chính về tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa theo báo cáo tài chính kiểm toán thường niên gần nhất - năm 2018.

Vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết chốt mức giá đóng cửa ngày 13/12/2019; vốn hóa doanh nghiệp chưa niêm yết xác định bằng cách lấy số cổ phần nhân với P/E trung bình của các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành. Kế tiếp, chấm điểm các doanh nghiệp trên bốn chỉ tiêu tài chính. Tổng điểm cuối cùng xác định vị trí thứ hạng của các công ty trong danh sách. Danh sách có sự tính toán định lượng của công ty Chứng khoán Bản Việt.

Xem thêm

Tiki sắp "đốt" hết 384 tỷ đầu tư của VNG

Tiki sắp "đốt" hết 384 tỷ đầu tư của VNG

So với số vốn ban đầu là 384 tỷ, giá trị khoản đầu tư vào trang thương mại điện tử Tiki của VNG chỉ còn 61 tỷ đồng. Cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng khốc liệt với các thương hiệu
VNG bán cổ phiếu quỹ thu về 622 tỷ đồng

VNG bán cổ phiếu quỹ thu về 622 tỷ đồng

CTCP VNG đã bán toàn bộ 355.820 cổ phiếu quỹ với giá giao dịch bình quân 1,86 triệu đồng/cp, thu về 662 tỷ đồng, tương ứng mức định giá doanh nghiệp khoảng 2,2 tỷ USD cao gần gấp đôi so với vốn hóa củ
VNG đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Tiki

VNG đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Tiki

Theo số liệu mới nhất được công bố, tỷ lệ sở hữu của Công ty Cổ phần VNG tại Tiki đến cuối quý II đã giảm xuống 24,4%, so với mức 28,8% hồi đầu năm.

Có thể bạn quan tâm

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...