Vượt các đồng nghiệp nam giới, nghệ sĩ nữ là động lực chính thúc đẩy doanh thu âm nhạc tại Anh

Thúc đẩy cho tăng trưởng ngành âm nhạc Anh trong 12 tháng qua là sự thành công của các nữ nghệ sĩ, với kỷ lục 31 tuần đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn vào năm 2023…

Vượt các đồng nghiệp nam giới, nghệ sĩ nữ là động lực chính thúc đẩy doanh thu âm nhạc tại Anh

Mức độ tiêu thụ và sử dụng âm nhạc ở Anh đã tăng thêm 10% vào năm 2023 nhờ sự phát triển của các nền tảng phát hành trực tuyến cũng như màn "hồi sinh" ngoạn mục của của hình thức đĩa than vinyl.

BPI, cơ quan đại diện cho các công ty và hãng thu âm của Vương quốc Anh, cho biết người hâm mộ âm nhạc ở Anh đã mua 182,8 triệu album hoặc số lượng tương đương qua dịch vụ phát trực tuyến vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng hàng năm thứ chín liên tiếp của ngành.

Trong đó, một phần lớn doanh thu đến từ các sản phẩm của nghệ sĩ nữ, với những tên tuổi nổi bật lập kỷ lục 31 tuần đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn của Vương quốc Anh năm 2023, bao gồm Miley Cyrus, Dua Lipa, Ellie Goulding và Pink Pantheress.

Đó là khoảng thời gian dài nhất trong một năm kể từ khi bảng xếp hạng được đưa ra vào năm 1952.

Miley Cyrus có khoảng thời gian đứng đầu bảng xếp hạng lâu nhất - với bài hát "Flowers" giữ vị trí quán quân trong 10 tuần. 4 trong số 5 ca khúc được yêu thích nhất năm 2023 và 7 trong số 10 bài hát hay nhất của năm đều là của các nghệ sĩ nữ. “The Highlights” của nam ca sĩ Canada The Weeknd là album hàng đầu của năm, theo sát sau đó là album “Midnights” của Taylor Swift.

Jo Twist, giám đốc điều hành của BPI, cho biết :“Ngày càng có nhiều nghệ sĩ đa dạng hơn bao giờ hết và họ đều đạt được thành công lớn nhờ sự hỗ trợ của hãng thu âm và mạng xã hội”.

Tổng cộng, BPI đã ghi nhận 179,6 tỷ lượt phát hành trực tuyến ở Anh, cao gấp đôi so với thời điểm 2018. Điều đó cũng cho thấy sự phụ thuộc tài chính của nhiều hãng âm nhạc hàng đầu thế giới vào doanh số bán hàng kỹ thuật số.

Phát trực tuyến ở Anh đã tăng khoảng 13% vào năm 2023 và hiện chiếm 88% thị trường.

Số lượng mua đĩa than vinyl LP cũng tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,1 triệu đơn vị, tốc độ nhanh nhất trong hơn 30 năm, cho thấy sự phổ biến trở lại của một định dạng “vintage” từng bị nhiều người coi là lỗi thời. Doanh số bán đĩa CD giảm gần 7% xuống còn 10,8 triệu bản - trong đó Take That’s This Life là CD bán chạy nhất. Hơn 100.000 băng cassette cũng đã được khách hàng chọn mua trong năm qua.

Dữ liệu âm nhạc mới nhất cho thấy sức mạnh của ngành công nghiệp âm nhạc ở Anh - một thị trường tương đối trưởng thành - mặc dù các chuyên gia cũng cảnh báo về những thách thức phía trước từ việc sao chép âm nhạc do trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo hợp pháp trong quá trình thu âm vào năm ngoái, với việc The Beatles trở lại vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đĩa đơn lần đầu tiên kể từ năm 1969. Ca khúc “Now and Then” sử dụng bản demo của John Lennon từ những năm 1970 và đã được hoàn thành thông qua công nghệ AI.

Xem thêm

Tài sản ròng của nữ ca sĩ Taylor Swift hiện ở mức 1,1 tỷ USD

Taylor Swift chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú USD

Bloomberg Billionaires Index cho biết tổng giá trị tài sản ròng của Taylor Swift đã được nâng lên mức 1,1 tỷ USD nhờ chuyến lưu diễn bùng nổ “The Eras Tour” đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thời gian vừa qua…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...