WHO lo ngại làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 tại châu Âu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo châu Âu về làn sóng lây nhiễm thứ 3 vào đầu năm 2021 trong khi thế giới vẫn đang đối mặt với nguy cơ bùng nổ làn sóng Covid-19 trên diện rộng lần thứ 2.
WHO lo ngại làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 tại châu Âu

WHO vừa cho biết, làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 có khả năng xảy ra trên lục địa này trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia.

Ông David Nabarro, đặc phái viên về COVID-19 của WHO, cho biết, các nước châu Âu đã bỏ lỡ việc xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng phòng chống dịch COVID-19 cần thiết trong những tháng mùa hè sau khi kiểm soát được làn sóng dịch bệnh đầu tiên. Hiện nay, châu Âu đang ở trong đợt bùng phát dịch bệnh thứ 2. Nếu không xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, các nước tại châu lục này sẽ hứng chịu làn sóng thứ 3 vào đầu năm 2021.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h30 giờ sáng 23/11, châu Âu ghi nhận tổng cộng 15.634.782 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, chiếm 26,5% tổng số ca nhiễm toàn cầu. Đây là châu lục có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, sau châu Á (hơn 15,78 triệu ca). Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới hiện nay, châu Âu nhiều khả năng sớm trở thành "tâm chấn" dịch bệnh, bất chấp nhiều nước đã đẩy mạnh các biện pháp ứng phó.

Trong 24 giờ qua, Nga, Đức và Bulgaria tiếp tục ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm mới. Tại Nga, tổng số ca nhiễm tại nước này đã lên tới hơn 2,08 triệu ca, sau khi xác nhận 24.581 trường hợp dương tính trong ngày 22/11. Nga hiện là nước có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao thứ hai tại châu Âu, sau Pháp (hơn 2,14 triệu ca).

Đức ngày 22/11 thông báo 13.840 ca nhiễm trong 24 giờ qua. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại Đức là 932.111 người.

Tại Bulgaria, nước này ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp 3 lần trong gần 4 tuần qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 121.820.

Trong bối cảnh số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Đức chưa có dấu hiệu giảm, chính quyền thành phố Berlin dự định sẽ hủy bỏ buổi lễ âm nhạc và ánh sáng đón mừng Năm mới 2021, vốn được tổ chức hằng năm ở khu vực Cổng Brandenburg và thu hút sự tham gia của hàng trăm nghìn người.

Giới chức Đức cũng đang cân nhắc siết chặt thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ngoài những biện pháp đang được áp dụng hiện nay. Dự kiến, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các thủ hiến bang ở Đức sẽ họp ngày 25/11 tới để điều chỉnh các biện pháp đang được áp dụng từ đầu tháng 11 này. Thủ tướng Merkel ngày 22/11 đã kêu gọi các bang cần có biện pháp "nhất quán và kiên quyết" trong cuộc chiến chống COVID-19.

Theo Politico

Xem thêm

Ý vượt ngưỡng 1 triệu ca nhiễm Covid-19

Ý vượt ngưỡng 1 triệu ca nhiễm Covid-19

Ý là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Hiện, quốc gia này công bố số ca nhiễm Covid-19 đã vượt mốc 1 triệu người.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…