Giai đoạn 2017-2020: Thoái vốn 436 doanh nghiệp nhà nước

Theo dự thảo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, sẽ có 436 doanh nghiệp có vốn nhà nước phải hoàn thành xong quá tr
Giai đoạn 2017-2020: Thoái vốn 436 doanh nghiệp nhà nước

Theo dự kiến, năm 2017, Việt Nam thoái vốn tại 161 doanh nghiệp; năm 2018 là 185 doanh nghiệp; năm 2019 là 65 doanh nghiệp; năm 2020 là 25 doanh nghiệp gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, không rà soát doanh nghiệp từ cấp 2 trở xuống.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính tổng số vốn dự kiến thoái trong cả giai đoạn 2017-2020 là 64.457,4 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Trong đó, năm 2017 dự kiến thoái 19.779 tỷ đồng. Tính sơ bộ theo giá trị niêm yết trên sàn có thể đạt hơn 29.000 tỷ đồng (tại thời điểm 10/7/2017).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có thể thực hiện thoái vốn thành một số đợt. Tuy nhiên, tỷ lệ thoái vốn mỗi đợt phải ở mức từ 20-36% tổng số vốn cần thoái để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trường hợp cần thiết, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 51% vốn điều lệ. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và phục vụ chiến lược ngành, nhà nước chỉ nắm giữ tối đa 36% vốn điều lệ.

Năm 2017, trung bình mỗi bộ, ngành địa phương có từ 1-4 doanh nghiệp thoái vốn. Một số bộ, địa phương có số doanh nghiệp cần thoái vốn nhiều là Bộ Công Thương bốn doanh nghiệp; Bộ Giao thông Vận tải bảy doanh nghiệp, Bộ Xây dựng chín doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội 17 doanh nghiệp; Bắc Giang 11 doanh nghiệp...

Các doanh nghiệp bộ, ngành địa phương chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn là 11 doanh nghiệp; trong đó, một số doanh nghiệp lớn sẽ thoái vốn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thoái 20% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Hồng thoái 35% vốn điều lệ; Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) thoái 49,65% vốn điều lệ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 47,8%...

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định, các lãnh đạo có quyền điều chỉnh sớm tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hàng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ thoái và tổng số thu từ thoái vốn vào cuối kỳ đạt đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo dự thảo, có nhiều đơn vị thực hiện thoái vốn theo phương án riêng, không đưa vào danh mục này. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, SCIC, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp khác có danh sách kèm theo.

Có thể bạn quan tâm