10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Theo các chuyên gia, với các bệnh truyền nhiễm đặc biệt như Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định. Việc nâng cao sức đề kháng thông qua các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng được xem là cách hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân.
10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Trái cây họ cam quýt

Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Trái cây họ cam quýt là thực phẩm quen thuộc giúp tăng đề kháng với hàm lượng Vitamin C dồi dào. Ảnh: Pexels.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid hiệu quả bởi trong nó chứa rất nhiều vitamin C, gấp 3 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid, nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Bên cạnh việc góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-2

Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C gấp 3 lần so với họ cam quýt.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin (giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. “Chìa khóa” để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh là nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-3

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ.

Cải bó xôi

Cải bó xôi (rau bina) là thực phẩm tăng sức đề kháng nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, carotenoid, vitamin C và vitamin E. Trong đó, vitamin C và E có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở những người khỏe mạnh. Tương tự như bông cải xanh, việc nấu chín rau bina trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ giữ lại chất dinh dưỡng nhiều nhất.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-4

Cải bó xôi (rau bina) không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Nghệ

Nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Cụ thể, curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây là thông tin rất hữu ích, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-5

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, nghệ còn là thực phẩm giúp chống viêm và tăng cường đề kháng cơ thể.

Hạnh nhân

Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung vitamin E. Đây là loại vitamin tan trong dầu, rất là cần thiết cho cơ thể.Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có một lượng chất béo thì cơ thể mới được hấp thu đúng cách. Vì vậy các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một khẩu phần ăn cho người lớn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-6

Hạnh nhân là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào cùng với mangan, magie và chất xơ. Chỉ cần một nắm nhỏ hạnh nhân đã có thể là một món ăn nhẹ lành mạnh tốt cho hệ miễn dịch.

Kiwi

Kiwi chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng như Vitamin C, K và các thành phần dinh dưỡng khác như kali, folate… Nhờ vậy mà kiwi được nhiều người tiêu dùng lựa chọn như một loại quả hỗ trợ tăng cường đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó, vitamin C trong kiwi cũng có tác dụng gia tăng tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và các dưỡng chất khác, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-7

Kiwi không chỉ tăng cường đề kháng hiệu quả bởi Vitamin C mà còn hỗ trợ cho cơ thể luôn khỏe mạnh với các dưỡng chất dồi dào. Ảnh: Pexels.

Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày. Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-8

Đu đủ cũng chứa trong mình một lượng lớn vitamin C, thậm chí nhiều hơn cả cam, quýt hay bưởi.

Sữa chua

Có lẽ sữa chua là một trong những món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi hương vị chua, thanh nhẹ. Bên cạnh hỗ trợ hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, sữa chua còn được nhiều người biết đến với khả năng gia tăng đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, sữa chua cũng là thực phẩm dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Bạn có thể kết hợp sữa chua cùng các loại trái cây khác để tăng hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-9

Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời.

Trà xanh

Trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine, vì vậy bạn có thể thưởng thức thay thế cho trà đen hoặc cà phê. Thói quen uống trà xanh cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Giống như quả việt quất, trà xanh có chứa flavonoid có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người ăn thực phẩm giàu flavonoid ít có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh thông thường hơn những người không ăn.

10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch-10

Trà xanh cũng là một trong những thức uống truyền thống của người Việt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng

Xem thêm

5 công thức detox giúp thải độc da, đẹp dáng

5 công thức detox giúp thải độc da, đẹp dáng

Detox không chỉ là phương pháp thanh lọc, thải độc an toàn mà còn rất hiệu quả. Ngoài ra, detox còn giúp cải thiện sức khỏe của dạ dày, cân bằng huyết áp, đẩy lùi nguy cơ ung thư, tăng cường sức đề kháng của cơ thể ngay từ bên trong.
Bò ủ khô Dry-Aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Bò ủ khô Dry-Aged - món ăn ưa thích của giới thượng lưu

Bạn có từng thử qua “thịt bò mốc” hay nói cách khác là “bò ủ khô” chưa? Đây là một loại thực phẩm có cái tên còn khá lạ lẫm với nhiều người. Nhưng với những người đam mê món Steak thì bò ủ khô lại rất được ưa chuộng.
Amazake - Thức uống làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản

Amazake - Thức uống làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản

Amazake là thức uống phổ biến từ lâu tại Nhật Bản. Ngày nay, Amazake được chú ý hơn như một thức uống làm đẹp dành cho phái nữ. được ví như “thức uống mang theo dưỡng chất làm đẹp” hoặc “dịch truyền dinh dưỡng dạng uống”.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...