Airbnb sa thải hơn 1/4 nhân viên trên toàn thế giới vì đại dịch Covid-19

Airbnb quyết định sa thải 25% lực lượng lao động của mình vì tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế và ngành công nghiệp du lịch toàn cầu.
Airbnb sa thải hơn 1/4 nhân viên trên toàn thế giới vì đại dịch Covid-19

Airbnb - startup công nghệ với mô hình cho thuê nhà ngắn hạn - đã đưa ra thông báo về quyết định sa thải 1.900 nhân viên trong đội ngũ 7.500 người trên toàn thế giới. 

Brian Chesky, CEO của Airbnb chia sẻ: ”Chúng ta đang phải sống trong một cuộc khủng hoảng vô cùng tồi tệ và kể từ khi dịch bệnh xảy ra, ngành du lịch toàn cầu đã hoàn toàn đi vào bế tắc.” Ông Chesky nói thêm rằng, hoạt động kinh doanh của công ty “đang gặp khó khăn” và doanh thu năm nay được dự kiến sẽ thấp hơn một nửa so với 2019. 

Airbnb gần đây đã có những thử nghiệm trực tuyến mới trong dự án “Trải nghiệm Airbnb”  với sự tham gia của các chủ nhà từ hơn 30 quốc gia, tổ chức những hoạt động trải nghiệm như tour du lịch bằng xe đạp trực tuyến, lớp học thiền với nhà sư Nhật Bản hay hướng dẫn nấu ăn ẩm thực Ma rốc … Mức giá cho những trải nghiệm như vậy dao động trong khoảng từ 1 đến 40 USD. 

Hiện tại, kế hoạch chính thức ra mắt trên phố Wall của Airbnb trong năm nay cũng đã bị trì hoãn.  

Tại Mỹ, Airbnb cho biết họ sẽ chi trả 12 tháng bảo hiểm y tế cho nhân viên của mình thông qua COBRA (Bảo hiểm sức khoẻ khi bị mất việc). Tại tất cả các quốc gia khác, công ty sẽ chi trả chi phí bảo hiểm y tế cho nhân viên đến hết năm nay. 

Trong bức thư gửi đến nhân viên, ông Brian Chesky có viết: “Tôi thành thật muốn gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người. Công ty luôn có sự quan tâm và yêu thương đối với các bạn. Xin hãy hiểu rằng đây không phải là lỗi của riêng ai. Thế giới sẽ không ngừng tìm kiếm những phẩm chất và tài năng như các bạn có.” 

Airbnb hiện đang phải vất vả với việc hoàn tiền cho khách hàng, và đồng thời hỗ trợ những chủ nhà gặp khó khăn trong việc trả nợ nhà đất và mất đi nguồn thu nhập khi các đơn đặt phòng, đặt nhà bị huỷ bỏ do đại dịch Covid-19.  

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...