Ấn Độ “mời gọi” Tesla với ưu đãi chi phí sản xuất rẻ hơn Trung Quốc

Ấn Độ sẵn sàng đưa ra các khuyến khích để đảm bảo mức chi phí sản xuất hợp lý nếu Tesla cam kết sản xuất xe điện ở quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ “mời gọi” Tesla với ưu đãi chi phí sản xuất rẻ hơn Trung Quốc

Chia sẻ với Reuters, Bộ trưởng Giao thông Nitin Gadkari cho biết Ấn Độ sẵn sàng đưa ra các biện pháp khuyến khích để đảm bảo mức chi phí sản xuất thấp hơn Trung Quốc nếu Tesla cam kết sản xuất xe điện ở đây.

“Lời chào hàng” của ông Gadkari đưa ra vài tuần sau khi Tesla đăng ký một công ty ở Ấn Độ - một bước tiến mới của công ty tới đất nước Nam Á, có thể sớm nhất là vào giữa năm 2021. Các nguồn thạo tin cho biết Tesla có kế hoạch bắt đầu bằng việc nhập khẩu và bán mẫu sedan điện Model 3 của mình tại Ấn Độ.

“Thay vì lắp ráp (ô tô) ở Ấn Độ, họ nên sản xuất toàn bộ sản phẩm ngay tại đây bằng cách thuê lại các nhà sản xuất địa phương. Sau đó, chúng tôi có thể đưa ra những ưu đãi tốt hơn,” ông Gadkari nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Chính phủ sẽ đảm bảo chi phí sản xuất Tesla ở Ấn Độ là thấp nhất so với các nơi khác, thậm chí cả Trung Quốc, nếu họ [Tesla] bắt đầu sản xuất ô tô tại Ấn Độ. Chúng tôi sẽ đảm bảo điều đó,” ông nói.

Ấn Độ hiện muốn thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất xe điện (EV), pin và các linh kiện khác trong nước để cắt giảm nhập khẩu đắt đỏ và hạn chế ô nhiễm ở các thành phố lớn. Điều này cũng diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang chạy đua để bắt đầu sản xuất xe điện, khi các quốc gia nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon.

Nhưng Ấn Độ phải đối mặt với một thách thức lớn để giành được cam kết sản xuất từ ​​Tesla. Thị trường xe điện còn non trẻ của Ấn Độ chỉ chiếm 5.000 trong tổng số 2,4 triệu xe ô tô được bán tại đây vào năm ngoái, do cơ sở hạ tầng sạc điện còn hạn chế và mức giá cao của xe điện đã cản trở người mua. Ngược lại, tại Trung Quốc, nơi Tesla sản xuất và bán được 1,25 triệu xe năng lượng mới - bao gồm cả xe điện (vào năm 2020 ) - trên tổng doanh số 20 triệu chiếc và chiếm hơn một phần ba doanh số toàn cầu của Tesla. Ấn Độ cũng không có chính sách EV toàn diện như Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, bắt buộc các công ty sẽ phải đầu tư thêm vào lĩnh vực này.

Ông Gadkari chia sẻ, ngoài việc là một thị trường lớn, Ấn Độ có thể là một trung tâm xuất khẩu, đặc biệt là khi 80% linh kiện cho pin lithium-ion hiện được sản xuất ở nước này. "Tôi nghĩ đây sẽ là một chiến lược đôi bên cùng có lợi cho Tesla“, ông Gadkari đồng thời cho biết thêm, ông cũng muốn hợp tác với Tesla để xây dựng một đường cao tốc siêu tốc giữa Delhi và Mumbai.

Ấn Độ đang lập kế hoạch khuyến khích liên kết sản xuất với các nhà sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, cũng như thành lập các đơn vị sản xuất pin tiên tiến, nhưng các chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện. Chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn và giảm ô nhiễm từ phương tiện được coi là điều cần thiết để Ấn Độ đáp ứng các cam kết của Hiệp định Paris. 

Năm ngoái, Ấn Độ đã đưa ra các quy định khắt khe hơn về khí thải đối với các nhà sản xuất ô tô nhằm nâng cao tiêu chuẩn lên tầm quốc tế. Hiện họ đang xem xét thắt chặt các quy định về tiết kiệm nhiên liệu từ tháng 4/2022, điều mà các chuyên gia đầu ngành cho biết có thể buộc một số nhà sản xuất ô tô phải bổ sung xe điện hoặc xe hybrid vào danh mục đầu tư của họ. Tuy nhiên, bị “vùi dập” bởi đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp cho biết họ cần nhiều thời gian hơn để thực hiện quá trình chuyển đổi. Ông Gadkari tiết lộ, bản thân ông không chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đưa ra quyết định có trì hoãn [các quy định mới] hay không, nhưng tự tin rằng Ấn Độ sẽ đáp ứng các cam kết trong hiệp định Paris mà không làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế. “Phát triển và bảo vệ môi trường sẽ song hành với nhau. Dù sẽ mất một thời gian nhưng chúng tôi sẽ sớm đạt được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn quốc tế”. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…