Ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 15.000 tỷ đồng trong năm 2020

Lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (MCK: HVN) trong năm 2020 dự kiến chỉ bằng 40,5% so với kết quả năm 2019.
Ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 15.000 tỷ đồng trong năm 2020

Trong tài liệu về Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vừa được HVN công bố có nhiều thông tin đáng chú ý trong đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 của hãng hàng không lớn nhất cả nước trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

Dự kiến, HVN vẫn dừng khai thác các đường bay đi Châu Âu và Úc trong cả năm 2020; bắt đầu khai thác trở lại các đường bay trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3 – 5 chuyến/tuần và bắt đầu khai thác ổn định từ tháng 12.

Tại thị trường nội địa, Vietnam Airlines sẽ điều tiết hợp lý mức tải cung ứng và giá bán nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác tổng mạng và tiến hành khai thác 13 đường bay mới từ Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Dự kiến, trong năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines cũng chỉ đạt 14,5 triệu lượt, giảm 36,8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, khách quốc nội đạt 12,3 triệu lượt.

Vietnam Airlines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất năm 2020 là 40.586 tỉ đồng, bằng 40,5% so với kết quả năm 2019, trong đó công ty mẹ đạt 32.535 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 15.117 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ lỗ 14.487 tỉ đồng.

Tổng doanh thu công ty mẹ giảm 56,4%, tương ứng 42.158 tỉ đồng do nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến đi lại của người dân. Kết quả kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu – chi phí của hoạt động bán 2 tàu Airbus 321 giao tháng 6 không thành công và 6 tàu Airbus 321 dự kiến bán cuối năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đặc biệt, tài liệu này cũng cho biết, dư tiền cuối kỳ năm 2020 của doanh nghiệp này chỉ đạt 397 tỉ đồng (năm 2019 dư 4.185 tỉ đồng tiền mặt), với điều kiện được tiếp cận khoản hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng của cổ đông nhà nước (lãi suất 0% thời hạn 3 năm) và Tổng công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2020.

Dịch bệnh đang ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế trong đó đặc biệt là ngành hàng không. HVN đang là một minh chứng tiêu biểu nhất.

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...