Apple và Qualcomm bất ngờ ký "thỏa thuận đình chiến" trên toàn cầu

Theo tin từ trang CNN Business, Apple và Qualcomm đã nhất trí ký thoả thuận kết thúc tất cả các vụ kiện tụng giữa hai bên trên phạm vi toàn cầu. Thỏa thuận này bao gồm một khoản không được công bố mà
Apple và Qualcomm bất ngờ ký "thỏa thuận đình chiến" trên toàn cầu

Sau khi kết thúc tranh chấp, Apple và Qualcomm sẽ tiếp tục hợp tác. Hai bên đã công bố một hợp đồng cấp phép sử dụng bằng sáng chế có thời hạn 6 năm và lựa chọn gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài ra, hai công ty cũng công bố một thỏa thuận cung cấp con chip trong nhiều năm.

Hôm thứ Hai, Apple và Qualcomm đã ra trước tòa án ở San Diego, trong một phiên tòa xét xử dự kiến kéo dài 4-6 tuần về các tranh chấp liên quan đến lượng tài sản trị giá hàng chục tỷ USD giữa hai bên. Trong đó, Apple đòi Qualcomm bồi thường 27 tỷ USD, còn Qualcomm muốn Apple phải trả 7 tỷ USD.

Apple tố Qualcomm - nhà cung cấp nhiều con chip quan trọng cho iPhone - "chặt chém" về mức phí cấp quyền sử dụng bằng sáng chế. Ngược lại, Qualcomm tố Apple không chịu thanh toán đầy đủ tiền bản quyền.

Tuy nhiên, thỏa thuận mà hai công ty công bố ngày thứ Ba đã khép lại các tranh chấp này.

"Giá cổ phiếu Qualcomm tăng 22% sau khi tuyên bố trên được đưa ra. Giá cổ phiếu Apple chốt phiên trong trạng thái gần như đi ngang. Qualcomm dự báo thỏa thuận với Apple sẽ giúp hãng này tăng lợi nhuận thêm 2 USD/cổ phiếu nhờ doanh thu tăng.

"Thỏa thuận này có ý nghĩa lớn hơn đối với Qualcomm, bởi hoạt động cấp phép sử dụng bằng sáng chế của họ trên toàn cầu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một quyết định bất lợi từ tòa án", giáo sư luật Mark Patterson thuộc Đại học Fordham nhận xét.

"Apple có thể sẽ gặp rắc rối nếu tòa án đi đến một phán quyết chống lại họ, nhưng cùng lắm cũng chỉ là họ phải trả thêm tiền cho Qualcomm, mà dự trữ tiền mặt của Apple là rất lớn".

Ông Patterson cảnh báo rằng Qualcomm có thể chưa thoát hẳn khỏi các rắc rối pháp lý. "Qualcomm vẫn đang bị kiện bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và các cơ quan khác ở các quốc gia khác, nên hoạt động cấp phép sử dụng bằng sáng chế của họ vẫn có thể bị hạn chế", ông nói.

>> Apple phải bồi thường 31 triệu USD cho Qualcomm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...