Trung Quốc: Mỹ chủ động tiếp cận đàm phán thuế quan

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ đang có những tín hiệu hạ nhiệt, cởi mở hơn…

Trung Quốc: Mỹ chủ động tiếp cận đàm phán thuế quan

Ngày 2/5, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Mỹ đã tiếp cận nước này để tìm kiếm khả năng đàm phán về mức thuế 145% do Tổng thống Donald Trump áp đặt. Bắc Kinh cũng tuyên bố cởi mở với việc đối thoại. Đây được coi là tín hiệu hạ nhiệt trong cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nước.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc thông qua Bộ Thương mại đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục những "hành vi sai lầm" hiện tại và dỡ bỏ các khoản thuế mà Mỹ đã áp đặt đơn phương. Đồng thời, Bắc Kinh nhấn mạnh rằng Washington cần thể hiện "sự chân thành" thực sự trong các cuộc đàm phán song phương. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố rõ ràng rằng "việc sử dụng đối thoại như một công cụ để gây áp lực sẽ không mang lại kết quả tích cực."

Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, lập trường của nước này luôn nhất quán: “Nếu đánh, chúng tôi sẵn sàng đối đầu đến cùng; nếu đàm phán, cánh cửa luôn rộng mở. Cuộc chiến thuế quan, chiến tranh thương mại là do phía Mỹ đơn phương khởi xướng. Nếu phía Mỹ muốn đàm phán thì cần thể hiện thành ý thực sự, cần sẵn sàng sửa chữa các hành động sai trái, hủy bỏ việc đơn phương áp thuế bổ sung, đồng thời đưa ra hành động cụ thể”.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã lưu ý rằng gần đây phía Mỹ liên tục tung ra thông tin về việc điều chỉnh các biện pháp thuế quan và phía Trung Quốc muốn nhấn mạnh rằng: “Trong bất kỳ cuộc đối thoại hoặc đàm phán nào có thể xảy ra, nếu phía Mỹ không sửa chữa các biện pháp thuế quan đơn phương sai trái, thì điều đó cho thấy phía Mỹ hoàn toàn không có thành ý, và sẽ tiếp tục làm tổn hại đến lòng tin lẫn nhau giữa hai bên”.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh: “Nói một đằng, làm một nẻo, thậm chí dùng cái gọi là ‘đàm phán’ làm cái cớ để đe dọa, cưỡng ép, thì với Trung Quốc, điều đó hoàn toàn không có hiệu lực".

Trước đó, Bắc Kinh nhiều lần phản đối thuế nhập khẩu của Mỹ, cho rằng đây là hành vi bắt nạt và không thể ngăn cản sự trỗi dậy của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dù vậy, Reuters trích nguồn tin cho biết Trung Quốc cũng nỗ lực xoa dịu tác động từ thuế nhập khẩu, khi âm thầm lập danh sách sản phẩm của Mỹ được miễn áp thuế trả đũa 125%, như dược phẩm, vi mạch và động cơ phản lực.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent ngày 1/5 bày tỏ tin rằng Trung Quốc sẽ mong muốn đạt được một thỏa thuận về thuế quan. Trả lời phỏng vấn của kênh tin tức kinh tế, tài chính Fox Business Network (Mỹ), ông Bessent cũng lưu ý rằng quá trình này sẽ không dễ dàng và cần phải có các bước giảm căng thẳng trước khi tập trung vào các thỏa thuận thương mại lớn hơn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bessent cũng cho biết rằng chính quyền Mỹ sẽ xem xét lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc.

Vào tháng 1/2020, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã ký với Trung Quốc thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng. Thỏa thuận này được coi là một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi đó.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…