Arab Saudi mua hai vị trí phi hành gia trên tàu vũ trụ SpaceX

Arab Saudi đang có kế hoạch đưa hai phi hành gia của mình lên Trạm Vũ trụ Quốc tế trên tàu vũ trụ từ SpaceX của Elon Musk, trở thành quốc gia vùng Vịnh mới nhất tăng cường quan hệ với các công ty vũ trụ tư nhân của Mỹ.
Arab Saudi mua hai vị trí phi hành gia trên tàu vũ trụ SpaceX

Các nguồn tin yêu cầu giấu tên để thảo luận về phi hành đoàn của sứ mệnh trước khi công bố chính thức, cho biết thỏa thuận đã được ký kết riêng vào đầu năm nay với Axiom Space của Houston (Mỹ), công ty sắp xếp và quản lý các sứ mệnh tư nhân lên không gian trên tàu vũ trụ của Hoa Kỳ cho các nhà nghiên cứu và khách du lịch. 

Theo thỏa thuận, hai phi hành gia Arab Saudi sẽ lên con tàu Crew Dragon của SpaceX tới Trạm vũ trụ trong thời gian khoảng một tuần vào đầu năm tới. Đây cũng sẽ là hai người Arab Saudi đầu tiên đi vào vũ trụ trên một tàu vũ trụ tư nhân.

Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) là một phòng thí nghiệm có kích thước bằng sân bóng đá cách Trái đất khoảng 400 dặm (400 km), là nơi ở của các phi hành gia quốc tế trong hơn 20 năm.

Các công ty tư nhân của Hoa Kỳ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các phi hành gia lên không gian khi Cục Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) hiện đang tập trung hết sức vào việc đưa con người trở lại mặt trăng.

Thỏa thuận này sẽ đánh dấu sự kiện mới nhất đưa các công ty như Axiom vào vai trò ngoại giao độc nhất vô nhị, từ lâu vốn thuộc sự “thống trị” của cơ quan chính phủ như NASA. 

Các phi hành gia Arab Saudi sẽ tham gia cùng với hai người Mỹ đã được công bố trước đó, phi hành gia đã nghỉ hưu của NASA Peggy Whitson và nhà đầu tư John Shoffner. Nhiệm vụ, được gọi là Ax-2, sẽ là chuyến du hành vũ trụ thứ hai do Axiom sắp xếp.

Một quan chức Mỹ tiết lộ, các phi hành gia tư nhân trên Ax-2 vẫn chưa được sự chấp thuận của một hội đồng do NASA chủ trì gồm các bên liên quan và các quốc gia tham gia của Trạm vũ trụ, chẳng hạn như Nga, Canada, Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Nhưng quan chức này nói thêm rằng nhiệm vụ có khả năng sẽ sớm nhận được sự chấp thuận.

Đối với Axiom và các công ty không gian khác, xây dựng thỏa thuận với các chính phủ nước ngoài được coi là yếu tố then chốt để duy trì hoạt động kinh doanh tập trung vào việc đưa con người vào không gian. Đây là một trải nghiệm xa xỉ dành cho những người  giàu có tìm kiếm sự mạo hiểm và là nguồn cảm hứng và uy tín quốc gia cho các cường quốc không gian đầy tham vọng như Arab Saudi.

Axiom đã thực hiện sứ mệnh riêng đầu tiên của mình lên trạm vũ trụ vào tháng 4, gửi một phi hành đoàn bốn người lên Trạm vũ trụ trên con tàu SpaceX Crew Dragon, trong đó có một nhà đầu tư Canada và một doanh nhân Israel.

Và Axiom vào 19/9 đã công bố một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để đưa hai phi hành gia đầu tiên của nước này lên vũ trụ vào cuối năm 2023. Đây có thể sẽ dành cho sứ mệnh Ax-3, theo một người quen thuộc với dịch vụ cho biết. Hoạt động kinh doanh du hành vũ trụ của Axiom là kinh nghiệm quan trọng cho các mục tiêu rộng lớn hơn của công ty là triển khai trạm vũ trụ tư nhân của riêng mình vào giữa thập kỷ. Axiom trước tiên có kế hoạch gắn các mô-đun vào ISS trước khi tách ra thành một cấu trúc hoàn toàn riêng sau khi phòng thí nghiệm quốc tế hiện tại ngừng hoạt động vào khoảng năm 2030.

Giá trị của thỏa thuận giữa Arab Saudi và Axiom chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, mỗi chiếc ghế trên tàu vũ trụ Crew Dragon trong nhiệm vụ đầu tiên của Axiom được bán với giá 55 triệu USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…