NASA chọn SpaceX và Amazon cho dự án phát triển truyền thông không gian thương mại

SpaceX và Amazon là 2 trong số 6 công ty được chọn cho dự án này.
NASA chọn SpaceX và Amazon cho dự án phát triển truyền thông không gian thương mại

NASA đã chọn SpaceX, Amazon và bốn công ty khác của Mỹ để bắt đầu phát triển “các dịch vụ liên lạc không gian gần Trái đất” mà họ có thể sử dụng trong các sứ mệnh quan trọng trong tương lai. 

Giá trị tổng hợp của thỏa thuận, được gọi là thỏa thuận do Dự án Dịch vụ Truyền thông (CSP) tài trợ, là 278,5 triệu USD.

“Chúng tôi đang tuân theo phương pháp tiếp cận đã được kiểm chứng để phát triển thông qua các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và phi hành đoàn thương mại. Bằng cách sử dụng các Thỏa thuận về Đạo luật Không gian được tài trợ, chúng tôi có thể kích thích ngành công nghiệp ngày một phát triển, chứng minh năng lực mở rộng tối ưu đối với dịch vụ vận hành,” Eli Naffah, giám đốc dự án CSP tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA cho biết.

“Các chuyến bay thử nghiệm sẽ là hoạt động giảm thiểu rủi ro sẽ giúp phát triển nhiều khả năng và cung cấp các khái niệm hoạt động, xác nhận hiệu suất và các mô hình cần thiết để lập kế hoạch mua lại các dịch vụ thương mại trong tương lai cho từng loại sứ mệnh của NASA.”

Bộ phận Space Exploration Technologies của SpaceX đã được trao mức phần trăm cao nhất là 69,95 triệu USD, trong khi Kuiper Government Solutions của Amazon nhận được mức cao thứ hai là 67 triệu USD.

Mỗi công ty đề xuất kế hoạch riêng của mình để giảm chi phí và cải thiện hiệu suất cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài SpaceX và Amazon, NASA đã chia phần còn lại của quỹ cho Viasat Incorporated, Telesat US Services và SES Government Solutions.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...