Ba bài học lớn từ 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc

Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2018 diễn ra hồi tháng trước, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm cải cách và mở cửa hơn nữa nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ôtô...
Ba bài học lớn từ 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc

Nhìn lại 40 năm cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, ông Bert Hofman, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách ba thị trường Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc, đã chỉ ra ba bài học lớn mà các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi có thể học hỏi từ thành công của Bắc Kinh.

Thứ nhất, Trung Quốc đã thực hiện một loạt biện pháp để duy trì đà tăng trường kinh tế nhanh; trong đó có mở cửa cho hoạt động đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, xây dựng vốn con người, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tỷ lệ tiết kiệm ở mức khá cao để thúc đẩy hoạt động đầu tư.

Thứ hai, Trung Quốc luôn đi theo lối tư duy dài hạn.

Thứ ba, Trung Quốc đã sử dụng đòn bẩy từ bên ngoài để thực hiện cải cách trong nước. Ví dụ điển hình là việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.

Ông Hofman cho rằng nếu không có việc gia nhập WTO (vốn đóng vai trò như một mục tiêu lớn trong giai đoạn mở cửa tiếp theo), Trung Quốc có thể đã gặp khó khăn trong việc tiến hành các cải cách đối với khối doanh nghiệp nhà nước, cũng như những cải cách trong lĩnh vực ngân hàng.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Trung Quốc cao nhất trong gần 30 năm]

Trong 40 năm qua, từ chỗ chỉ chiếm chưa đến 2% GDP toàn cầu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giờ đây đã đóng góp khoảng 15% GDP của toàn thế giới.

Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người đã tăng từ mức chưa đến 400 nhân dân tệ (khoảng 62,5 USD) lên 59.660 nhân dân tệ.

Đặc biệt, số doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới (Fortune Global 500) đã tăng từ con số 0 lên 115 doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2018 diễn ra hồi tháng trước, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm cải cách và mở cửa hơn nữa nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ôtô.

Ông Hofman cho rằng tự do hóa lĩnh vực này sẽ giúp Trung Quốc thu nhận và phát triển những công nghệ mới nhất theo cách hiệu quả hơn nhiều so với trước đây.

Theo quan chức của WB, trước tình hình căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn của nước này, những cam kết mới đây của Trung Quốc trong việc mở cửa hơn nữa thị trường nước này cho hoạt động đầu tư và thương mại tự do sẽ góp phần duy trì một hệ thống thương mại quốc tế cởi mở.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…