Biến đổi khí hậu gây “bão giá” thực phẩm trên toàn cầu

Thời tiết cực đoan đang đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao, đặc biệt là các mặt hàng như ca cao, cà phê và dầu hướng dương...

Biến đổi khí hậu gây “bão giá” thực phẩm trên toàn cầu

Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan dự kiến sẽ khiến giá lương thực biến động mạnh trong suốt năm 2025, theo chia sẻ của các chuyên gia trên tờ The Guardian.

Những cảnh báo về việc biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực đang dần trở thành hiện thực. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Inverto, giá của một số mặt hàng nông sản đã leo vọt trong tháng 1 vừa qua do mùa vụ trùng với thời điểm xảy ra các sự kiện thời tiết bất thường.

Nhiều tổ chức đã xác nhận rằng 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử, và xu hướng nhiệt độ cao dường như sẽ tiếp tục kéo dài sang 2025. Chính vì vậy mà tình trạng thời tiết khắc nghiệt sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ở hầu hết mọi khu vực, từ đó gây ra các đợt tăng giá đột biến.

Theo nghiên cứu, giá ca cao và cà phê sẽ ghi nhận mức tăng lớn nhất, lần lượt lên tới 163% và 103%, do lượng mưa và nhiệt độ cao hơn mức trung bình tại các vùng sản xuất. Giá dầu hướng dương cũng sẽ thêm 56% sau khi hạn hán khiến năng suất cây trồng giảm mạnh ở Bulgaria và Ukraine, hai quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột với Nga.

Một số mặt hàng thực phẩm khác cũng chứng kiến đà tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nước cam và bơ (đều tăng hơn một phần ba), trong khi giá thịt bò tăng hơn một phần tư.

screenshot-2025-02-21-at-110626.png
Giá cà phê Arabica đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2024

Nhà phân tích Katharina Erfort từ Inverto khuyến nghị: “Các nhà sản xuất thực phẩm và nhà bán lẻ nên đa dạng hóa cả chuỗi cung ứng và chiến lược tìm nguồn hàng để tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực duy nhất, nơi có nguy cơ cao mất mùa”.

Các nhà khoa học khí hậu đều đồng tình rằng phát hiện của Inverto hoàn toàn phù hợp với dự đoán của họ. Ông Pete Falloon, chuyên gia an ninh lương thực tại Cơ quan Khí tượng Anh (Met Office) và Đại học Bristol chia sẻ: “Các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng về cường độ và tần suất cùng với sự nóng lên của Trái đất. Cây trồng thường rất dễ bị tổn thương trước thời tiết thất thường và thế giới sẽ chứng kiến những cú sốc lớn về sản lượng nông nghiệp và chuỗi cung ứng, từ đó làm gia tăng mối lo ngại về an ninh lương thực”.

screenshot-2025-02-21-at-110639.png
Giá ca cao đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2022

Riêng trong năm ngoái, nhiều đợt nắng nóng gay gắt ở Đông Á đã khiến giá gạo tại Nhật Bản và giá rau tại Trung Quốc leo thang, chuyên gia Max Kotz từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam lưu ý.

Cho đến khi lượng khí thải nhà kính được cắt giảm về mức trung hòa, các đợt nắng nóng và hạn hán sẽ tiếp tục gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với nông nghiệp và giá lương thực.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…