Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ đến thăm Trung Quốc vào 6/7

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen có cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao tại Trung Quốc trong tuần này…
Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ đến thăm Trung Quốc vào 6/7

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ tới Bắc Kinh trong tuần này để gặp gỡ các quan chức cấp cao của Trung Quốc. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV xác nhận bà Yellen sẽ đến thăm từ ngày 6 - 9/7.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết bà Janet Yellen dự kiến sẽ thảo luận về một số vấn đề kinh tế vĩ mô và tài chính, cũng như cách thức Mỹ và Trung Quốc có thể duy trì mối quan hệ song phương một cách có trách nhiệm, trao đổi trực tiếp về các lĩnh vực quan tâm và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu. 

Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ với các phóng viên, chuyến thăm của bà Yellen nhằm mục đích làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước và thúc đẩy tần suất liên lạc giữa các quốc gia để ổn định tình hình chung, tránh thông tin sai lệch và mở rộng hợp tác ở những lĩnh vực tiềm năng. 

Tuy nhiên, quan chức này lưu ý rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden không mong đợi những bước đột phá đáng kể trong chuyến đi của bà Yellen. Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về chuyến đi vào một ngày sau đó.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tháng 1/2023

Trong một bài phát biểu hồi tháng 4, bà Janet Yellen đã vạch ra ba ưu tiên kinh tế cho mối quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng cùng có lợi và hợp tác giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và rủi ro nợ xấu. 

Mặc dù vậy, bà Yellen cũng một lần nữa nhắc lại rằng Mỹ không ngần ngại để bảo vệ các lợi ích sống còn của quốc gia. Tuy nhiên, những hành động trước nay của nước này được thúc đẩy bởi những lo ngại về an ninh và các giá trị của Mỹ chứ không nhằm mục đích đạt được lợi thế kinh tế cạnh tranh. 

Lập trường đó được đưa ra một lần nữa thông qua chia sẻ của vị quan chức Nhà Trắng, với người này cho biết: “Chúng tôi không tìm cách tách rời các nền kinh tế, việc gián đoạn hoàn toàn thương mại và đầu tư sẽ gây bất ổn cho cả hai quốc gia và nền kinh tế toàn cầu”. 

Chuyến đi của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen diễn ra chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Trong cuộc họp của mình, ông Blinken đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, lưu ý rằng sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc đều nằm trong mối quan tâm của Nhà Trắng, nhưng điều đó không có nghĩa là tạo điều kiện cho Trung Quốc có được những thế mạnh gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Mỹ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...