Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ truy tố các nhà sản xuất fentanyl của Trung Quốc

Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp đơn truy tố 4 công ty và 8 cá nhân có liên quan đến việc sản xuất và buôn bán trái phép hoá chất được sử dụng để tạo ra fentanyl…

Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn tố cáo hình sự đối với bốn công ty hóa chất Trung Quốc và tám cá nhân về cáo buộc buôn bán trái phép các hóa chất được sử dụng để sản xuất fentanyl - một loại thuốc giảm đau gây nghiện từng có thời gian gây ra cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ.

Các bản cáo trạng này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ tìm cách truy tố bất kỳ công ty Trung Quốc nào chịu trách nhiệm sản xuất tiền chất hóa học được sử dụng để sản xuất thuốc giảm đau.

Phản ứng về tin tức này, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu lên án động thái này của Mỹ là một hành động gài bẫy được lên kế hoạch kỹ lưỡng, vi phạm nghiêm trọng quyền hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan. 

Trong khi đó, các công tố viên liên bang ở Manhattan tuyên bố bản cáo trạng chống lại Công ty công nghệ sinh học Hubei Amarvel có trụ sở tại Trung Quốc, cùng với các giám đốc điều hành của công ty là Qingzhou Wang, 35 tuổi, Yiyi Chen, 31 tuổi và Fnu Lnu, còn được gọi là Er Yang, với tội buôn bán fentanyl, nhập khẩu tiền chất hóa học và tội rửa tiền.

Bộ Tư pháp cho biết theo các nguồn tin bí mật của thành viên Cục Quản lý Thực thi Ma túy (DEA) đóng giả là nhà sản xuất fentanyl đã gặp trực tiếp Wang và Chen vào đầu năm nay, đồng ý mua 210 kg tiền chất fentanyl để đổi lấy thanh toán bằng tiền điện tử. DEA đã thu hồi các hóa chất từ một nhà kho ở Los Angeles vào tháng Năm.

sản xuất fentanyl

Wang và Chen đã bị bắt bởi các đặc vụ DEA vào ngày 8/6 và chịu lệnh giam giữ tại Honolulu, Hawaii cho đến khi họ có thể được chuyển đến New York để trình diện trước thẩm phán xử lý vụ án. Đối tượng Er Yang vẫn đang lẩn trốn. 

Tại Quận phía Đông của New York, các công tố viên đã công bố việc công bố thêm hai bản cáo trạng chống lại ba công ty và cá nhân Trung Quốc khác bị cáo buộc âm mưu sản xuất và phân phối fentanyl.

“Fentanyl gây ra mối đe dọa vô cùng lớn, không chỉ vì liều lượng nhỏ nhất có thể gây chết người mà còn vì fentanyl không tồn tại trong tự nhiên. Nó hoàn toàn do con người tạo ra”, Phó Tổng chưởng lý Lisa Monaco cho biết. 

Các công tố viên tiết lộ, ba công ty - bao gồm một công ty có tên là Hebei Sinaloa Trading Co - đã quảng cáo tiền chất hóa học trên phương tiện truyền thông xã hội ở Mexico và Mỹ, đồng thời sử dụng các biểu mẫu hải quan giả và các gói hàng dán nhãn sai để vận chuyển hóa chất bằng thuyền và đường hàng không.

Động thái này của Mỹ được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken có chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên sau 5 năm. Trong các cuộc trog chuyện với báo giới, ông Blinken khẳng định Washington cần sự hợp tác lớn hơn của Trung Quốc để ngăn chặn dòng chảy của fentanyl. 

Cũng trong ngày 23/6, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố sẽ triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến vào ngày 7/7 với hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế, để khởi động Liên minh toàn cầu nhằm giải quyết các mối đe dọa về ma túy tổng hợp. Mục đích của cuộc họp là đoàn kết các quốc gia trong một nỗ lực phối hợp để ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán bất hợp pháp ma túy tổng hợp, xác định các xu hướng ma túy mới nổi và tìm cách ứng phó với các tác động sức khỏe cộng đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...