Các “công ty xác sống” đang ăn mòn kinh tế châu Á

Lợi bất cập hại, việc duy trì các công ty đang hấp hối, hay còn gọi là “xác sống” cướp đi cơ hội của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo rào cản cho các công ty mới, khiến cả ngành công nghiệp mấ
Các “công ty xác sống” đang ăn mòn kinh tế châu Á

Gã khồng lồ thoi thóp

Theo Bloomberg, lo sợ trước làn sóng sa thải, nợ xấu tăng cao, các chính phủ và giới ngân hàng châu Á đành tiếp tục hỗ trợ để duy trì những công ty đang “hấp hối” hay còn gọi là “xác sống” của nền kinh tế.

Họ tin rằng nếu tăng trưởng hồi sinh, những doanh nghiệp này sẽ hoạt động bền vững trở lại. Nhưng trên thực tế, chúng lại đang ăn mòn kinh tế toàn cầu, lãng phí nguồn lực, bóp nghẹt năng suất và ở đó mong ngóng được cứu khỏi vực thẳm.

Đơn cử trường hợp của hãng đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. Ltd. của Hàn Quốc, hôm 23/3, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã đồng ý cho vay trị giá 2,6 tỷ USD, đồng thời hoán đổi nợ thành cổ phần để cứu hãng tàu “ốm yếu” này khỏi phá sản.

Trong một thông cáo, KDB cảnh báo rằng nếu hãng đóng tàu Daewoo phá sản, “thiệt hại đối với nền kinh tế là rất lớn bởi cả ngành công nghiệp đóng tàu sẽ sụp đổ, các tổ chức tài chính thậm chí phải chịu thiệt hại lớn hơn”.

Trên thực tế, hãng đóng tàu Daewoo đang phải cố chống chọi trong cơn khủng hoảng tồi tệ của ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển do suy giảm tăng trưởng. Các chủ nợ của hãng đóng tàu Daewoo có lẽ đang ôm hy vọng gói cứu trợ này có thể duy trì hoạt động công ty cho tới khi ngành tàu biển khởi sắc trở lại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình hiện không mấy sáng sủa hơn kể từ khi hãng đóng tàu Daewoo nhận một gói cứu trợ tương tự cách đây gần 2 năm.

Nếu buộc một công ty như hãng đóng tàu Daewoo phá sản thì cái giá phải trả không hề nhỏ. Hàng nghìn công nhân mất việc, các ngân hàng ngập trong nợ xấu.

Nhưng cái giá phải trả nếu để những “xác sống” như vậy tồn tại thậm chí còn lớn hơn nhiều.

Lợi bất cập hại

Theo một nghiên cứu hồi tháng 1 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các “xác sống” được định nghĩa là những công ty triền miên trong tình trạng không thể trả lãi, hiệu suất hoạt động kém, tăng trưởng trì trệ.

Những “xác sống” này cướp đi cơ hội của những công ty đang hoạt động tốt, tạo rào cản cho các công ty mới, khiến ngành đó mất đi cơ hội nhận được đầu tư.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng công ty “xác sống” và nguồn lực rót vào các công ty này tăng lên kể từ giữa năm những năm 2000. Sự tồn tại của những công ty kém hiệu quả này bóp nghẹt thị trường và cản trở sự tăng trưởng của những công ty hoạt động hiệu quả hơn”, tác giả nghiên cứu trên cho hay.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, dường như các nhà lập pháp vẫn tin rằng họ có thể can thiệp vào thị trường theo cách đó. Quan chức chính quyền Trung Quốc liên tục thất hứa khi lần lữa khai tử những công ty “xác sống” trong các ngành đang dư thừa sản xuất và ngập nợ. Dù đã có nhiều công ty phá sản, nhưng số lượng các doanh nghiệp “hấp hối” vẫn còn rất lớn.

Nhà kinh tế He Fan thuộc Đại họcRenmin ở Bắc Kinh mới đây ước tính khoảng 10% công ty niêm yết tại Trung Quốc được liệt vào hàng “xác sống”. Ông này tin rằng ước tính thậm chí thấp hơn nhiều so với thực tế.

“Doanh nghiệp ‘xác sống’ đang kìm hãm sự phục hồi kinh tế Trung Quốc”, ông He Fan viết. “Sự tồn tại của họ khiến nguồn lực không được phân bổ cho các ngành hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra sân chơi thiếu công bằng”.

Theo Bloomberg, đây cũng là bài học cho kinh tế Mỹ. Trong chiến dịch nhằm phục hồi ngành sản xuất của Mỹ, tổng thống Donald Trump cần cẩn trọng trong việc sử dụng quyền lực của chính phủ can thiệp vào thị trường.

Những nhà máy tồn tại dưới sự bảo hộ đó của chính phủ có thể không phải là “xác sống” nhưng lại có tác động tương tự lên nền kinh tế. Bằng việc ngăn chặn công ty Mỹ sản xuất ở nước ngoài, Trump có thể cứu được một lượng việc làm, nhưng lại đẩy gánh nặng giá cao lên người tiêu dùng và khiến lợi tức của các nhà đầu tư ít đi.

Và cũng giống như trong phim, xác sống luôn luôn sinh ra ngày càng nhiều xác sống hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…