Cần chính sách để thúc đẩy ngành quản lý quỹ phát triển tương xứng với tiềm năng

Ngành Quản lý quỹ ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhưng có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, tổng tài sản quản lý của toàn bộ thị trường mỗi năm tăng trưởng khoảng 25%, tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ tăng trưởng với mức trung bình khoảng 42% mỗi năm (ngoại trừ năm 2022).Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kết quả hoạt động của ngành quản lý quỹ chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng của thị trường.

Theo số liệu thống kê của ngành chứng khoán, tổng tài sản được quản lý (AUM) của các quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại Việt Nam tính đến nay chỉ đạt khoảng 2,5 tỷ USD, chiếm 0,2% GDP năm 2022.

Trong thời gian tới, để ngành quản lý quỹ phát triển tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có các giải pháp, chính sách phù hợp, tạo “bàn đạp” cho ngành tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Theo các chuyên gia nhận định, quản lý quỹ giúp nâng cao hiệu quả của thị trường vốn bằng cách tập hợp vốn của nhiều nhà đầu tư vào các dự án lớn và phức tạp hơn so với khả năng mà các nhà đầu tư cá nhân có thể tự thực hiện. Khi làm như vậy, ngành này giúp hướng dòng vốn đến nơi cần thiết nhất và có thể được sử dụng hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán đã góp phần đa dạng hóa các kênh đầu tư của nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy đầu tư chứng khoán xanh và đầu tư có trách nhiệm theo xu hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thông qua sự phát triển của các quỹ trái phiếu, hình thành kênh dẫn vốn hiệu quả từ nguồn vốn nhàn rỗi cá nhân đến với các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, góp phần hoàn thiện cấu trúc thị trường trái phiếu.

Các công ty quản lý quỹ cần phát huy vai trò là những nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp cho các tổ chức tài chính lớn. Đến nay, nhiều doanh đã và đang chuyển các hoạt động đầu tư tài chính sang các công ty quản lý quỹ để thực hiện quản lý hoạt động đầu tư bài bản theo đúng mô hình của các tổ chức tài chính hiện đại trên thế giới.

Đồng thời, các công ty quản lý quỹ cũng cần nâng cao năng lực tài chính, cung cấp dịch vụ, quản trị rủi ro. Mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp.

Những đòi hỏi từ thực tiễn đã cho thấy các cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới.

quản lý quỹ
Quản lý quỹ giúp nâng cao hiệu quả của thị trường vốn

Ông Brook Taylor, Tổng giám đốc VinaCapital đã có những nhận định về tiềm năng của ngành quản lý quỹ tại hội thảo “Phát triển ngành quản lý quỹ Việt Nam”. Ông Brook Taylor cho rằng, ngành quản lý quỹ Việt Nam có tiềm năng khá lớn và đóng góp vào việc phát triển thị trường chứng khoán cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo ông Brook Taylor, ngành quản lý quỹ cung cấp cho mọi người những sản phẩm hiệu quả với chi phí thấp để giúp họ tiết kiệm cho các mục tiêu và kế hoạch hưu trí của mình, từ đó giúp cải thiện mức sống và an ninh tài chính của người dân, đồng thời giúp giảm gánh nặng cho nhà nước trong việc hỗ trợ an sinh xã hội khi người dân nghỉ hưu.

Ông nhấn mạnh, tuy ngành quản lý quỹ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Để ngành quản lý quỹ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có các quy định rõ ràng và hiệu quả để ban hành kịp thời các chính sách phát triển ngành.

Xem thêm

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng GDP đạt 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023...
Cán cân thương mại thặng dư hơn 12 tỷ USD sau 6 tháng đầu năm 2023

Cán cân thương mại thặng dư hơn 12 tỷ USD sau 6 tháng đầu năm 2023

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Phố Wall bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng vốn hoá lớn - yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những phiên trước - cũng chịu ảnh hưởng…

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2025 đầy tiềm năng nhờ bất động sản hồi phục, đầu tư công tăng tốc, và các dự án dầu khí trọng điểm. BVSC khuyến nghị tập trung vào nhóm hạ tầng, khu công nghiệp, dầu khí, bất động sản và ngân hàng với định giá hấp dẫn, tạo cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả...

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones tăng điểm vào thứ Năm, kéo dài chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, dù cho khối lượng giao dịch thấp và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao gây áp lực lên một số cổ phiếu công nghệ lớn…

Sắc tím bao phủ nhóm đầu tư công

Sắc tím bao phủ nhóm đầu tư công

Nhóm cổ phiếu đầu tư công đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 25/12, trong đó nhiều mã trần như SMC, FCM, HVX, HHV, TV2, FCN, NO1, KSV, PLC, MTA, HBC, KCB...

“Ông già Noel” mang sắc xanh tới Phố Wall

“Ông già Noel” mang sắc xanh tới Phố Wall

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều kết thúc phiên thứ Ba trong sắc xanh, với đà tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ lớn là động lực chính trong phiên giao dịch rút ngắn dịp Giáng sinh…