CEO Marriott chia sẻ bài học lãnh đạo trong thời kỷ khủng hoảng

Bài học được CEO Arne Sorenson gửi gắm được nhấn mạnh bởi ba từ: Trung thực, rõ ràng và minh bạch.
CEO Marriott chia sẻ bài học lãnh đạo trong thời kỷ khủng hoảng

Điều hành một doanh nghiệp vốn dĩ đã khó khăn trong thời điểm bình thường. Nhưng khi tình hình khủng hoảng dịch bệnh đang diễn ra trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn.

Mới đây, giám đốc điều hành Marriott, Arne Sorenson đã chia sẻ suy nghĩ trong một video clip đăng tải trên Twitter dành cho những nhân viên của mình. Trong video, ông Sorenson đã thẳng thắn nói về những tác động kinh tế mà dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Thậm chí, ông Sorenso còn khẳng định, tác động tiêu cực của Covid-19 còn kinh khủng hơn cuộc khủng bố 11/9 và khủng hoảng tài chính 2009 gộp lại.

Đây là một video rất đáng xem đối với mọi nhà lãnh đạo. Không chỉ bởi ông Sorenson cam kết hỗ trợ tài chính cho nhân viên và quyết định cắt giảm 50% lương của đội ngũ điều hành của mình. Mà quan trọng hơn cả, vị CEO của Marriott đã chủ động tìm kiếm phương pháp để trực tiếp trò chuyện, giao tiếp với nhân viên của mình trong thời điểm khủng hoảng - điều mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng thực hiện. Và điều này nên được coi là ưu tiên số 1 khi bạn đang thực hiện một kế hoạch dự phòng trong thời điểm khó khăn. 

Hãy nói chuyện với nhân viên và đội ngũ của mình. Họ cần nghe từ bạn - nhà lãnh đạo. Họ cần bạn trung thực, rõ ràng và minh bạch. Họ xứng đáng được biết về công việc và tình hình của công ty. 

Không ai muốn thông báo tin xấu đến những nhân viên của mình. Không ai muốn nói rằng họ đang phải đối mặt với một vấn đề có thể không khắc phục được. Nhưng đối với vị trí của một nhà lãnh đạo, hãy cố gắng và tạo nên một viễn cảnh mang đến hy vọng tích cực nhất có thể. Tuy nhiên, ngay cả những viễn cảnh đẹp nhất vẫn còn khá ảm đạm thì khi đó, việc bạn cần là trung thực với nhân viên của mình và đặt ra một kỳ vọng thích hợp nhất. 

Ngay cả khi bạn không thể cam kết một sự chắc chắn, hãy nhớ tính minh bạch và trung thực luôn là điều quan trọng. Và dù cho không thể thưc hiện lời hứa về tương lai, bạn vẫn nên thẳng thắn về tình hình hiện tại. 

Không phải những điều nói trên sẽ bỗng khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng những gì mà nó đem lại là tạo dựng niềm tin. Trong một thế giới mà dường như mọi thứ đang chao đảo, thì niềm tin là món tài sản có giá trị nhất và cũng là thứ khiến bạn tốn ít tiền nhất. 

Nguồn: Inc

Xem thêm

Nhiều lãnh đạo, doanh nghiệp ra tay “cứu giá” cổ phiếu

Nhiều lãnh đạo, doanh nghiệp ra tay “cứu giá” cổ phiếu

Trước xu hướng ngày càng lao dốc của thị trường kéo theo đó là đà giảm sâu của đa số cổ phiếu trên sàn, nhiều công ty và lãnh đạo doanh nghiệp chọn phương án mua cổ phiếu nhằm bình ổn giá, tạo thông tin tích cực cho thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…