Châu Âu sẽ đối phó như thế nào nếu Nga sử dụng "vũ khí khí đốt"?

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Vladimir Putin "sập cầu dao" đóng đường dẫn khí đốt cung cấp cho châu Âu?
Châu Âu sẽ đối phó như thế nào nếu Nga sử dụng "vũ khí khí đốt"?

4 năm 1 lần, Mạng lưới các nhà khai thác hệ thống truyền tải khí đốt của Châu Âu được yêu cầu thực hiện mô phỏng các tình huống thiên tai. Trong cuộc tập dượt gần đây nhất vào năm ngoái, ENTSOG đã nghiên cứu 20 kịch bản của thảm họa và kết luận rằng “Cơ sở hạ tầng khí đốt của Châu Âu cung cấp đủ sự linh hoạt cho các Quốc gia Thành viên EU để… đảm bảo an ninh nguồn cung cấp khí đốt”. Một kết luận khiến nhiều lãnh đạo EU thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng trong những căng thẳng hiện tại ở Ukraine, mối đe dọa về nguồn khí đốt, vốn rất cần trong mùa đông đang khiến các chuyên gia lo ngại. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Vladimir Putin có những quyết sách quyết liệt hơn tại Ukraine một lần nữa? Phương Tây tấn công Nga bằng các lệnh trừng phạt và ông Putin trả đũa bằng cách đóng cửa tất cả các đường ống dẫn khí đốt của Nga đến phương Tây?

Từ lâu người ta vẫn cho rằng việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt từ Nga (Quốc gia cung cấp khoảng một phần ba lượng khí đốt ở châu Âu), là điều không tưởng. Thane Gustafson, tác giả của “Klimat”, một cuốn sách đáng suy ngẫm về năng lượng của Nga, nhận xét rằng ngay cả ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô vẫn không ngừng xuất khẩu khí đốt. Và trong cuộc tranh chấp gay gắt nhất của Nga về khí đốt với Ukraine, vào năm 2009, chỉ có khí đốt chảy qua quốc gia đó bị gián đoạn và cũng được "khơi thông" rất nhanh.

Nhưng việc "sập cầu dao" không còn là điều không tưởng. Giờ đây, ông Gustafson nói: “Tôi không chắc chắn rằng ông Putin sẽ quyết tâm sử dụng "vũ khí" này hay không”. Không giống như những người tiền nhiệm thời Liên Xô, Tổng thống Nga có thể đủ tiềm lực cho một cú sốc năng lượng ngắn. Jaime Concha của Energy Intelligence (nhà cung cấp tin tức, dữ liệu, phân tích và nghiên cứu hàng đầu cho lĩnh vực năng lượng toàn cầu), đã đưa ra những con số. Nếu không tính đến các khoản phạt (vi phạm hợp đồng) và giả định mức giá trung bình hàng ngày được tính từ trên số liệu của năm 2021, ông cho rằng việc cắt hoàn toàn khí đốt từ đường ống sang châu Âu sẽ khiến Gazprom bị mất doanh thu từ 203 triệu đến 228 triệu USD/ngày. Vì vậy, nếu lệnh cấm vận như vậy kéo dài ba tháng (tác động của việc "sập cầu dao" sẽ mất dần vào mùa xuân, khi nhu cầu khí đốt giảm xuống chỉ còn 60% vào tháng Giêng), doanh thu bị mất sẽ lên tới khoảng 20 tỷ USD.

Sự mất mát ở quy mô đó có thể sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Liên Xô ọp ẹp, vốn chủ yếu dựa vào dòng tiền bằng cách bán khí đốt cho phương Tây. Nhưng Nga ngày nay có khoảng 600 tỷ USD trong kho dự trữ ngân hàng trung ương của mình và có thể dễ dàng xử lý sự "hao hụt" như vậy. Và Nga thậm chí có thể vượt lên về mặt tài chính, ít nhất là trong ngắn hạn. Những căng thẳng tại Ukraine đã khiến giá khí đốt và dầu tăng vọt. Trong trường hợp không có căng thẳng, ngân hàng JPMorgan Chase dự báo rằng giá cao hơn sẽ dẫn đến việc Gazprom kiếm được hơn 90 tỷ USD lợi nhuận hoạt động trong năm nay, so với mức 20 tỷ USD vào năm 2019.

Nếu Nga sử dụng "vũ khí khí đốt", phương Tây sẽ tổn hại đến mức nào? Nếu sự gián đoạn chỉ giới hạn ở khí đốt đi qua Ukraine, như năm 2009, phần còn lại của châu Âu sẽ ổn. Thứ nhất, Gazprom đã cắt đứt dòng khí đốt qua Ukraine. Citigroup, một ngân hàng, tính toán rằng con số này chỉ bằng một nửa so với năm ngoái và một phần tư so với năm 2019. 

Còn về viễn cảnh ác mộng khi ông Putin cắt toàn bộ khí đốt tới châu Âu thì sao? Không có gì ngạc nhiên khi có thể xảy ra một số gián đoạn ngay lập tức. David Victor thuộc Đại học California tại San Diego cho biết điều này sẽ được cảm nhận một cách sâu sắc nhất ở Slovakia, Áo và vài vùng của Ý. Trong số các nước lớn ở châu Âu, Đức là nước dễ bị tổn thương nhất. Do quốc gia này đang thúc đẩy nhanh việc ngừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than và phản ứng có phần "quá nhạy" của họ sau thảm họa Fukushima của Nhật Bản: Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sớm, nên nước này vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào khí tự nhiên so với mức cần thiết. Đây là quốc gia tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng tiêu thụ năng lượng của nước này, với việc Nga cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt nhập khẩu.

Theo Viện Fraunhofer, các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp gần 46% sản lượng điện được tạo ra ở Đức vào năm 2021. Than đá chiếm hơn 51%, trong khi điện hạt nhân cung cấp hơn 13%.
Theo Viện Fraunhofer, các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp gần 46% sản lượng điện được tạo ra ở Đức vào năm 2021. Than đá chiếm hơn 51%, trong khi điện hạt nhân cung cấp hơn 13%.

Các nhà ngoại giao châu Âu và Mỹ đang đàm phán để đảm bảo tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến châu Âu từ các công ty năng lượng lớn ở Mỹ và Qatar, nhưng những cuộc đàm phán này cũng còn rất gian nan khi bị các yếu tố chính trị chi phối. Michael Stoppard của IHS Markit, một công ty nghiên cứu, cho rằng "nước xa khó cứu được lửa gần" khi có rất ít năng lực sản xuất dự phòng bên ngoài nước Nga và “nguồn cung ứng đáp ứng nhanh” sẵn có ở Mỹ không thể giúp đỡ châu Âu nhiều vì “các cơ sở xuất khẩu của họ đã hoạt động hết công suất”. 

Nhưng tin tốt là hệ thống năng lượng của châu Âu đã phục hồi tốt hơn so với thời kỳ khủng hoảng năm 2009. Andreas Goldthau của Đại học Erfurt ở Potsdam chỉ ra một số thay đổi hữu ích. Các biện pháp như lệnh cấm đối với "điều khoản đích" (cấm bán lại khí đốt) đã làm suy yếu sự "thống trị" của Gazprom. Một mạng lưới kết nối khí dày đặc cũng đã giúp liên kết các quốc gia bị cô lập trước đây.

Một nguồn khác cũng khiến các quốc gia châu Âu an tâm phần nào, đó là khí hóa lỏng - LNG. Các khoản đầu tư lớn vào các cơ sở trên khắp châu Âu đồng nghĩa với việc nâng khả năng cung cấp LNG bù đắp những thiếu hụt từ nguồn khí Nga. Citigroup ước tính rằng chỉ cần các cơ sở này hoạt động ở mức 50% công suất cũng có thể xử lý đủ để thay thế gần 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga. Vì vậy, yếu tố hạn chế không phải là năng lực tái định hóa mà là nguồn cung cấp LNG sẵn có. Vì phải mất một thời gian dài để mở rộng năng lực sản xuất và xuất khẩu mới, hy vọng tốt nhất của châu Âu sẽ là kiếm nguồn LNG. 

Trong cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, một nhà đầu tư lưu ý rằng khi giá châu Âu tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, “một nguồn LNG dồi dào” đã đến châu Âu. Các công ty năng lượng quốc doanh của Trung Quốc, để mắt đến lợi nhuận nhanh chóng từ giá khí đốt cao ở châu Âu, đang tìm cách bán hàng chục lô hàng LNG vào châu Âu. Massimo Di Odoardo, một công ty tư vấn của Wood Mackenzie, cho biết thêm rằng vì hành trình từ Mỹ đến châu Âu ngắn hơn hành trình đến châu Á, các tàu chở LNG có thể hoàn thành nhiều chuyến đi hơn - tăng thêm 10% hoặc hơn nữa trong khả năng xuất khẩu sang châu Âu. Với tấ cả những nguồn bổ sung ấy, ông cho rằng LNG bổ sung có thể lấp đầy 15% lượng thiếu hụt do Nga cắt giảm hoàn toàn.

Một nguồn khác là lượng khí được giữ trong kho. Mùa đông khắc nghiệt năm ngoái, cùng với việc Gazprom "đỏng đảnh", khiến lượng khí lưu trữ ở mức thấp hơn định mức 5 năm. Mặc dù vậy, Rystad, một công ty nghiên cứu năng lượng, tính toán rằng việc tiếp tục thời tiết bình thường trong mùa đông này sẽ khiến lượng khí dự trữ đủ vào mùa xuân để bù đắp cho hai tháng xuất khẩu khí đốt của Nga bị mất. Một số nhà phân tích tin rằng mức dư thừa thậm chí có thể bao gồm bốn tháng cắt giảm, trừ trường hợp châu Âu chịu những đợt lạnh bất thường sẽ làm giảm mức dự trữ này nhanh chóng.

Rất nhiều nguồn NLG sẵn sàng cung ứng cho châu Âu
Rất nhiều nguồn NLG sẵn sàng cung ứng cho châu Âu

Châu Âu còn có một vũ khí bí mật khác một khi "cuộc chiến khí đốt" xảy ra. Ông Di Odoardo chỉ ra các nguồn "ga đệm” rất lớn nhưng ít được tính đến vì lý do kỹ thuật và an toàn. Đó là nguồn khí ga thiên nhiên tại các hang muối và tầng nước ngầm. Các nhà phân tích tại Wood Mackenzie tính toán rằng có thể sử dụng tới 10% lượng khí này mà không gặp vấn đề gì. Đủ để cung cấp cho sản lượng tương đương với mức cắt giảm của Nga trong ít nhất 1 tháng.

Theo Stoppard, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu hiện đạt khoảng 230 triệu m3 mỗi ngày (cm/d). Ông tính toán khả năng tái đông kết thặng dư có thể chiếm khoảng 50m cm/ngày. Việc tăng cường năng lượng than và điện hạt nhân (bằng cách tái khởi động lại các nhà máy nhiệt điện) hoặc tăng hệ số phụ tải ở những nhà máy hoạt động kém hiệu quả, có thể tăng thêm mức tương đương 40m cm/d. Dầu vậy vẫn còn thiếu 140m cm/d. Ông tính toán rằng nếu thời tiết vẫn bình thường thì lượng khí dự trữ (không bao gồm khí đệm) sẽ đáp ứng được lượng thiếu hụt 140m cm/d còn lại trong bốn tháng rưỡi. Ông kết luận: “Đây là một cuộc khủng hoảng giá hơn là một cuộc khủng hoảng cung cấp vật chất.

Tóm lại, châu Âu sẽ bị thiệt hại nếu Nga cắt khí đốt, nhưng tiền có thể bù đắp được. Theo dự đoán của Jonathan Elkind từ Đại học Columbia, chi phí đó sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi vì “Châu Âu không bắt đầu từ bình tĩnh, mà là từ một thị trường đang phát triển”. Thị trường năng lượng của lục địa này vừa trải qua một đợt sốc giá đầu mùa đông và triển vọng giá cả đối với tất cả các mặt hàng năng lượng là xấu. JPMorgan Chase dự đoán rằng, ngay cả khi không có sự cắt giảm khí đốt của Nga, châu Âu sẽ chi khoảng 1 ngàn tỷ USD cho năng lượng trong năm nay, tăng từ 500 tỷ USD vào năm 2019. Nếu khu vực này buộc phải sử dụng các nguồn dự trữ của mình để tồn tại trước sự cắt giảm của Nga, sau đó nó sẽ phải chi tiêu nhiều hơn trong mùa hè hòng nhanh chóng lấp đầy các nguồn dự trữ của mình để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông năm sau.

Nord Stream 2
Nord Stream 2

Đó là một viễn cảnh không mấy dễ chịu với châu Âu. Nhưng về phía Nga cũng sẽ có cái giá phải trả trong dài hạn. Một nguồn tin trong ngành lưu ý rằng Gazprom có ​​khả năng sẽ phải đối mặt với tình trạng thất bại thương mại “khủng khiếp”, từ các khoản phạt phải trả cho khách hàng cho đến việc mất cân đối dòng tiền với các khoản thanh toán hợp đồng. Gazprom sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo bất kỳ hợp đồng dài hạn nào ở châu Âu sau khi thể hiện sự thiếu tin cậy tích cực như vậy. Và dự án "Dòng chảy phương Bắc 2 - Nord Stream 2" được ông Putin ấp ủ chắc chắn sẽ tan thành mây khói. Việc ngừng hoạt động thậm chí có thể thuyết phục Trung Quốc, hiện đang thận trọng nhập khẩu thêm khí đốt của Nga, rằng những lo ngại lâu nay của họ về độ tin cậy của Nga là có cơ sở.

Như ông Victor lập luận, việc sử dụng vũ khí năng lượng có thể khiến châu Âu phải cố gắng hơn nhiều để cắt giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt của Nga cũng chính là con dao 2 lưỡi. Vì “Nếu Putin muốn phá hủy hoạt động kinh doanh của Gazprom ở châu Âu, thì ông ấy không thể làm theo cách tốt hơn”.

Có thể bạn quan tâm