Châu Âu thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm thế hệ 3 của MBDA

Tên lửa chống hạm Marte ER của tập đoàn quốc phòng châu Âu MBDA đã hoàn thành lần phóng thử nghiệm thứ hai, được thực hiện trên thao trường PISQ (Poligono Interforze del Salto di Quirra) ở Sardinia.

Lần phóng thử nghiệm này nhằm khẳng định cấu trúc thiết kế và hiệu suất tổng thể của tên lửa, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của loại tên lửa chống hạm này.

Tên lửa bao gồm một hệ thống dẫn đường tích hợp, đầu nổ phi tiếp xúc, hệ thống điều khiển vũ khí và hệ thống dẫn động trong cấu hình tiên tiến. Tên lửa cũng được tăng cường tính năng tự dẫn đầu cuối với thiết bị tìm kiếm mới, do MBDA Seeker Division thiết kế và phát triển.

So với lần phóng thử nghiệm đầu tiên, diễn ra cuối năm 2018, lần phóng này đã thử nghiệm một số tính năng và chức năng bổ sung.

Việc tên lửa thử nghiệm đánh trúng mục tiêu đã xác nhận khả năng hoạt động hoàn hảo của vũ khí, hệ thống đo xa ghi lại một lượng dữ liệu khổng lồ. Dữ liệu chuyến bay cho thấy có sự trùng hợp rất tốt với những kết quả mô phỏng. Mục tiêu nổi bị bắn trúng với khoảng cách sai lêch "gần như bằng không" sau khi bay khoảng 100 km.

Tên lửa trong quá trình thử nghiệm cũng gây áp lực lên vỏ đạn đến cực hạn, thực hiện một số thao tác cơ động phức tạp như lướt trên biển ở độ cao rất thấp với tốc độ rất cao.

Chương trình Marte ER đang được thực hiện với tốc độ tối đa nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, song song cùng với việc tích hợp tên lửa Marte ER trên máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, được tiến hành nhanh chóng nhằm tăng cường khả năng chống hạm cho máy bay chiến đấu này.

MARTE ER là phiên bản tên lửa hải quân thế hệ thứ 3 trong dòng hệ thống vũ khí chống hạm tầm trung MARTE, được phát triển từ tên lửa chống hạm tầm trung phóng từ trực thăng MARTE MK2 / S, trang bị cho các trực thăng NFH90 và AW101 của Hải quân Ý, thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt nước.

Sự khác biệt chính giữa hai loại MARTE ER và MARTE MK2/S là sử dụng động cơ turbo thay cho động cơ tên lửa. Tên lửa MARTE ER sẽ được tích hợp trên Eurofighter TYPHOON cùng các máy bay phản lực chiến đấu tốc độ cao khác. Thiết kế của MARTE ER có sử dụng các cấu trúc của MARTE MK2 / S đủ điều kiện và được lắp đặt trên cả hai loại phương tiện bay là tiêm kích phản lực và trực thăng hải quân.

Cấu trúc thiết kế này mang lại những lợi thế sau: Tên lửa MARTE ER có cấu trúc giao diện có thể lắp đặt trên trực thăng chiến đấu. Không cần thay đổi phần cứng cơ sở để mang treo và phóng tên lửa MARTE ER, chỉ cần thay đổi phần mềm đối với Hệ thống quản lý các tên lửa (SMS) để điều khiển tên ở tầm xa hơn

Máy bay trực thăng, nâng cấp bằng phiên bản phần mềm SMS mới, có thể được trang bị cả tên lửa MARTE MK2 / S và MARTE ER. Hệ thống hậu cần kỹ thuật, công tác bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ của cả hai tên lửa chống hạm đều tương tự như nhau trong quá trình khai thác sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…