Chi phí năng lượng “ăn mòn” lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ

Ngày càng có nhiều công ty vận tải và hàng không Mỹ đưa ra cảnh báo về việc chi phí nhiên liệu và lao động tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ trong quý này…

Một chiếc máy bay 787 của American Airlines đang chất hàng tại Sân bay Quốc tế Philadelphia (Mỹ)
Một chiếc máy bay 787 của American Airlines đang chất hàng tại Sân bay Quốc tế Philadelphia (Mỹ)

Lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ, từ nhà sản xuất hàng không cho đến công ty vận tải hàng đầu UPS đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi với chi phí năng lượng và nhân công mới.

Delta Air Lines mới đây đã cắt giảm dự báo thu nhập đã điều chỉnh trong quý 3 xuống từ 1,85 đến 2,05 USD/cổ phiếu, thấp hơn so với dự báo trước đó là 2,20 đến 2,50 USD/cổ phiếu. Hãng hàng không cho biết họ đang phải trả nhiều tiền cho nhiên liệu cũng như chi phí bảo trì cũng cao hơn dự kiến.

Theo Airlines for America, nhiên liệu máy bay tại các sân bay lớn của Mỹ hiện có giá trung bình là 3,42 USD/gallon, cao hơn 38% so với hai tháng trước.

Screen Shot 2023-09-16 at 9.00.20 AM.png
Giá nhiên liệu máy bay và diesel
Screen Shot 2023-09-16 at 9.00.35 AM.png
Giá dầu Brent có dấu hiệu tăng lên mốc 100 USD/thùng trong thời gian tới

Trong tuần này, American Airlines cũng cắt giảm dự báo thu nhập, theo sau những sửa đổi từ Alaska Airlines và Southwest Airlines. American Airlines kỳ vọng thu nhập được điều chỉnh trên mỗi cổ phiếu sẽ ở mức từ 20 đến 30 cent trong quý 3, giảm so với dự báo trước đó là 95 cent mỗi cổ phiếu, do nhiên liệu đắt đỏ và một thỏa thuận lao động thí điểm mới được triển khai.

Công ty dự kiến ​​sẽ ghi nhận khoản chi phí 230 triệu USD cho thoả thuận lao động đó, bao gồm mức tăng lương 21% ngay lập tức cho phi công và mức bồi thường thêm 46% trong thời hạn của hợp đồng 4 năm, bao gồm cả khoản đóng góp 401(k).

Ở một số những lĩnh vực khác, các liên đoàn lao động từ Detroit cho đến Hollywood đều đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy tăng lương, phúc lợi và điều chỉnh lịch làm việc trong các thoả thuận lao động mới. UPS và công đoàn Teamsters - đại diện cho khoảng 340.000 công nhân tại hãng vận tải - đã đạt được một thỏa thuận lao động mới vào tháng 7 bao gồm tăng lương cho cả công nhân toàn thời gian và bán thời gian, từ đó tránh khỏi một cuộc đình công có thể xảy ra.

UPS đã phác thảo các chi phí liên quan đến thoả thuận này và cho biết các chi phí phát sinh sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 3,3% trong 5 năm tới.

Ông Brian Newman, giám đốc tài chính của UPS, cho biết trong cuộc gọi với nhà đầu tư trong tuần này rằng: “Năm đầu tiên chi phí cao hơn dự đoán ban đầu của chúng tôi. Vào nửa cuối năm 2023, chúng tôi sẽ tốn thêm 500 triệu USD so với dự kiến”.

Liên đoàn lao động của American Airlines cũng đề nghị tăng lương 11% cho các tiếp viên hàng không vào thời điểm hợp đồng mới có hiệu lực và tăng tiếp 2% sau đó. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiếp viên Hàng không Chuyên nghiệp cho biết liên minh muốn mức tăng 35% khi bắt đầu một thỏa thuận và mức tăng 6% hàng năm.

Các công đoàn lập luận rằng, người lao động đã không được tăng lương trong thời kỳ lạm phát cao trong những năm gần đây kể từ khi các cuộc đàm phán về đại dịch Covid-19 làm chệch hướng.

Nhu cầu đi lại mạnh mẽ đã giúp các hãng vận tải lớn nhất trang trải được nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, một số hãng vận tải đang chứng kiến doanh số sụt giảm vào thời điểm sau mùa hè. Hãng hàng không Spirit Airlines dự kiến sẽ lỗ sâu hơn dự báo trước đó khi ghi nhận mức doanh thu thấp hơn trong quý này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…