Hiệp hội hàng không kêu gọi hợp tác diện rộng để đạt mục tiêu net zero

Các hãng hàng không toàn cầu đưa ra lời kêu gọi về sự hợp tác trên diện rộng để đạt được các mục tiêu phát thải vào năm tới khi ngành hướng tới net zero vào năm 2050…

Trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở Istanbul của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), liên minh của 300 hãng hàng không toàn cầu vào ngày 6/6 đã kêu gọi các chính phủ, nhà sản xuất máy bay và cơ quan quản lý chung tay hợp tác để giải quyết các vấn đề về phát thải. 

"Chúng tôi hoàn toàn cam kết để đạt được các mục tiêu net zero vào năm 2050", Tổng giám đốc IATA Willie Walsh phát biểu khi kết thúc chương trình. “Tất cả mọi người sẽ phải thực hiện vai trò của mình,” ông Walsh nói thêm, kêu gọi các chính phủ, nhà sản xuất máy bay và sân bay nâng cao tiêu chuẩn để đảm bảo được các mục tiêu về khí hậu. Ngành hàng không tạo ra khoảng 2% lượng khí thải của thế giới nhưng lại là một trong những ngành khó khử carbon (decarbonise) nhất so với những lĩnh vực khác

Ông Willie Walsh cho biết các hãng hàng không không ngại đối mặt với thực tế rằng tỷ trọng của họ trong tổng lượng khí thải sẽ tăng lên khi các ngành công nghiệp khác gặp phải ít rào cản công nghệ hơn trong quá trình khử carbon. 

Nhưng vị tổng giám đốc của IATA cũng gợi ý rằng các hãng hàng không cần thêm thời gian để đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu tạm thời, sau khi cam kết về lượng khí thải của họ vào năm 2021 bị che mờ bởi những bất đồng trong cuộc đàm phán về khí hậu nói chung. "Các khu vực khác nhau trên thế giới đang điều chỉnh với tốc độ khác nhau và đối với chúng tôi, đại diện cho các hãng hàng không toàn cầu, chúng tôi phải xem xét đến tất cả những điều đó”, ông Walsh lưu ý. 

Một điều mà các hãng hàng không cùng tỏ ra đồng thuận là sự thất vọng về các đơn hàng máy bay chậm trễ đã làm gián đoạn lịch trình của họ, với việc các CEO yêu cầu IATA lobby các nhà sản xuất máy bay. Trên thực tế, một nguồn tin cấp cao trong ngành máy bay nói với Reuters, các hãng hàng không có số đơn đặt hàng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất mới có thể đạt được các giao dịch tốt nhất và thời gian chờ đợi ngắn nhất.

mục tiêu net zero

Cũng trong cuộc họp thường niên, đại diện IATA đã chỉ ra các bằng chứng rõ ràng về sự phục hồi của ngành khi ngày càng có nhiều hãng hàng không bày tỏ sự quan tâm đến việc đặt mua máy bay mới để đáp ứng nhu cầu cao hơn dự kiến. 

Các nhóm môi trường cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy là mâu thuẫn với các cam kết của ngành về khí thải, nhưng các nhà cung cấp cho biết các máy bay phản lực mới nhất có khả năng tận dụng các nhiên liệu mới thay thế và là điểm khởi đầu hiệu quả nhất hiện có. 

Áp lực đang gia tăng đối với ngành hàng không trong việc hạn chế lượng khí thải carbon trong bối cảnh nguồn cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững thấp, hiện chỉ chiếm 0,1% mức tiêu thụ của các hãng hàng không. 62% mục tiêu giảm phát thải của các hàng không hiện dựa vào loại nhiên liệu này, nhưng chúng lại có giá đắt hơn dầu hỏa gấp 2 đến 4 lần.

Hãng hàng không Emirates của Dubai gần đây đã công bố quỹ phát triển bền vững hàng không trị giá 200 triệu USD, khẳng định ngành đang nỗ lực thực hiện các cam kết một cách nghiêm túc. 

"Chúng tôi rất nghiêm túc với các cam kết của mình và sẵn sàng đầu tư tài chính. Chúng tôi sẽ cố gắng để vận hành đội tàu của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất có thể", chủ tịch Tim Clark nói với các phóng viên.

Nhưng nhà lãnh đạo của Emirates, đơn vị sẽ tổ chức cuộc họp IATA tiếp theo tại Dubai vào tháng 6 tới, đã cảnh báo các hãng hàng không khác không được tự mãn. “Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa thay vì rên rỉ và nói rằng “thật không công bằng, chúng tôi chỉ có thể làm được như thế này”, ông Tim Clark nói thêm. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…