Chống lại lệnh chính quyền, tỷ phú Elon Musk ‘sẵn sàng’ chịu bắt giữ

Giám đốc điều hành Tesla - tỷ phú Elon Musk cho biết, việc sản xuất đang được nối lại tại nhà máy ở California, bất chấp lệnh đóng cửa mà chính quyền địa phương ban hành.
Chống lại lệnh chính quyền, tỷ phú Elon Musk ‘sẵn sàng’ chịu bắt giữ

Bất chấp lệnh đóng cửa được chính quyền bang California ban hành, tỷ phú công nghệ Tesla cho biết các công việc tại nhà máy đang được nối lại hoạt động và nếu có vấn đề gì, ông sẵn sàng chịu lệnh bắt giữ. 

Động thái này diễn ra cùng lúc các tiểu bang và thành phố trên khắp Hoa Kỳ đang ‘thử nghiệm’ việc tái mở cửa nền kinh tế của họ một cách an toàn sau khi đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục triệu người Mỹ mất việc và doanh nghiệp thiệt hại hàng triệu USD. 

Trong bài đăng trên Twitter, tỷ phú Elon Musk đề cập đến việc nhà máy Tesla tại California đã bắt đầu nối lại sản xuất vào thứ Hai (11/5) và nói thêm rằng ông sẽ có mặt cùng nhân viên tại nhà máy trong thời gian này. “Nếu có ai bị bắt thì người đó sẽ là tôi.” 

Các quan chức y tế tại hạt Alameda, bang California, chia sẻ: "Chúng tôi biết rằng những hoạt động của Tesla vượt quá khuôn khổ 'hoạt động cơ bản tối thiếu được cho phép trong thời gian đóng cửa', và cũng đã gửi thông báo đến công ty rằng nhà máy sẽ không thể cứ tiếp tục làm việc nếu không có được chấp thuận từ chính quyền." 

Trong một tuyên bố, các quan chức chính quyền địa phương cho biết, họ mong chờ một bản đề xuất từ Tesla và hy vọng công ty sẽ tuân thủ các yêu cầu của chính quyền. Trước đó, theo quy định, những hành động vi phạm lệnh giãn cách xã hội có thể chịu phat tiền, phạt tù hoặc cả hai. Một phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Fremont đã nói rằng họ thi hành lệnh đóng cửa nhà máy theo chỉ thị của Sở Y tế và nhận được thông báo về việc Hạt đang làm việc trực tiếp với Tesla.

Cuối tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã ‘buông lời đe doạ’ rằng sẽ rời khỏi California để chuyển đến nơi khác nếu nhà máy vẫn bị cấm mở cửa. Kể từ đó, các quan chức từ Texas, Georgia, Utah, Oklahoma và Nevada đã liên lạc với Elon Musk trên Twitter, khuyến khích ông chuyển đến tiểu bang của họ. Hành động này đã một lần nữa cho thấy sự ‘cạnh tranh’ của các chính quyền địa phương trong việc thu hút các nhà đầu tư lớn giúp ‘vực dậy’ nền kinh tế hậu đại dịch. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...