Chủ tịch Helen Care: Sức khỏe là sự lựa chọn, không phải điều bí ẩn, ngẫu nhiên

Sức khỏe doanh nhân chính là tài sản của doanh nghiệp. Khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp thường dành một khoản lợi nhuận để tái đầu tư cho phát triển nhưng lại thường quên tái đầu tư cho chủ doanh nghiệp, trong khi đây được coi là khoản đầu tư xứng đáng nhất…

helen-care-1-9144.jpg
Nữ doanh nhân Lê Thị Thúy Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Helen Care

Hơn 10 năm trước, khi dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ là y sinh học, chị Lê Thị Thúy Nga, người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Helen Care – một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp về sức khỏe cao cấp bằng phương pháp y sinh học được ưa chuộng nhất tại khu vực Đông Nam Á, không nghĩ con đường mình đi lại nhiều thử thách đến vậy. Nhưng đến nay, niềm vui mà chị gặt hái được chính là sức khỏe của bản thân, gia đình và rất nhiều khách hàng khi đến với Helen Care.

NGƯỜI TIÊN PHONG ĐƯA CÔNG NGHỆ Y SINH HỌC VỀ VIỆT NAM

- Hiện nay, y sinh học đã được nhiều người biết tới nhưng cách đây hơn 10 năm tại Việt Nam gần như là con số không. Vì sao, chị lại chọn một lĩnh vực quá mới như vậy để theo đuổi?

Có hai lý do, một là lúc đó sức khỏe của tôi không tốt, hai là tôi luôn thích những điều mới mẻ, làm những gì gắn với cuộc sống của mình, có thể tạo ra sự thay đổi. Từ lâu, tôi đã có hoài bão là muốn đưa những tinh hoa của Việt Nam ra thế giới và của thế giới về Việt Nam, để người Việt Nam cũng có quyền bình đẳng với thế giới trong việc lựa chọn các giải pháp về giáo dục và y tế tiên tiến.

Tôi làm giáo dục trước khi bước chân vào y sinh học. Lúc ấy, tôi bị xoang, cứ chữa khỏi lại bị lại, đến mức bế tắc. Khi làm cho một tập đoàn đa quốc gia, dù tôi tốt nghiệp một trường kinh tế danh tiếng nhưng vẫn thấy rõ sự chênh lệnh về trình độ, tôi chợt thoáng có ý nghĩ hay là ở lĩnh vực y tế cũng có sự chênh lệch như vậy và bắt đầu tìm hiểu.

Cho đến khi một cô bạn thân của tôi bị ung thư, phải tìm nhiều cách để chữa trị. Tôi bị ám ảnh bởi những lần hóa trị, xạ trị của bạn và nghĩ đến giải pháp nào có thể giúp những bệnh nhân không chịu nhiều đau đớn. Sau đó, tôi may mắn gặp một gia đình tỷ phú ở Mỹ có cô vợ bị bệnh ung thư, các sĩ dự đoán chỉ sống được thêm 6 tháng. Họ đã tìm đến với giải pháp y sinh học và được cứu sống.

Điều gì ở phương pháp y học đó kỳ diệu đến vậy? Tôi đã đến nhiều nơi để tìm hiểu và cuối cùng đã tìm ra, để Helen Care ra đời với phòng khám Paracelsus là đại diện độc quyền về công nghệ y sinh học của Thụy Sỹ tại Việt Nam.

- Thách thức lớn nhất của chị khi đưa công nghệ y sinh học về Việt Nam là gì?

Đó thực sự là một quá trình gian nan bởi khái niệm y sinh học khi đó, thậm chí là đến bây giờ vẫn còn là điều mới mẻ đối với nhiều người. Đến nay, thú thực là vẫn còn rất nhiều rào cản, kể cả về các thủ tục pháp luật, kìm hãm sự phát triển của y sinh học. Trong khi đó, với thế giới, tế bào tươi đã có từ 80 năm và xu hướng chữa bệnh bằng công nghệ y sinh học ở châu Âu đã có từ 60 năm trước, ngày càng được nhiều người lựa chọn, tin tưởng.

Đặc biệt, đối với bệnh viện tại Thụy Sỹ, nơi Helen Care liên kết làm việc, 80% khách hàng là từ Mỹ, nghĩa là công dân của một trong những quốc gia có nền y học tiên tiến nhất thế giới nhưng vẫn tìm đến công nghệ y sinh học để chăm sóc sức khỏe. Hàng năm, có hàng trăm bác sĩ từ khắp nơi về học viện y sinh học của Thụy Sỹ để được đào tạo thêm về công nghệ này.

Bác sĩ tại Helen Care tầm soát, tư vấn cho khách hàng

Bác sĩ tại Helen Care tầm soát, tư vấn cho khách hàng

- Điều gì giúp chị vượt qua được những thách thức này?

Tôi nghĩ đó là niềm tin. Tôi tin sự tiến bộ của y học thế giới, tin vào sự lựa chọn của mình và những giá trị mà công nghệ y sinh học mang lại. Tôi cũng tin vào sự hiểu biết của khách hàng, đa số họ là những người thành đạt, có thu nhập cao và thường có ít thời gian chăm sóc sức khỏe. Họ cần có giải pháp y học xứng đáng.

Chính sự cải thiện sức khỏe của của bản thân, gia đình và khách hàng đã tạo niềm tin để tôi bước tiếp.

- Được biết, vào tháng 9 năm ngoái, chị có đi dự một hội nghị quốc tế về y học tích hợp (một tên gọi khác của y sinh học) được tổ chức tại Ý, điều đọng lại của chị sau khi dự sự kiện này?

Đây là một hội nghị rất lớn quy tụ cả ngàn người trên khắp thế giới nhưng tôi tự hào là người Việt Nam duy nhất tham dự sự kiện. Rất nhiều phiên họp, thảo luận diễn ra trong 3 ngày, 70% trong số đó là nói về ung thư, 30% là nói về y học tích hợp dành cho trẻ em bởi độ tuổi bị bệnh đã ngày càng trẻ hóa. Điều dễ nhận thấy là y học tích hợp đã dần được chấp nhận và đưa vào nghiên cứu chính thống. Nói cách khác là nếu như trước đây, y học truyền thống và y sinh học rất khó chia sẻ được với nhau nhưng nay đã có thể kết hợp để tạo ra giải pháp y học tích hợp, nghĩa là dùng nhiều phương pháp để giải quyết một vấn đề.

Chẳng hạn như tại Helen Care, chúng tôi dùng các phương pháp của riêng mình kết hợp với kết quả chuẩn đoán của bệnh viện để nắm rõ tình trạng của bệnh nhân nhưng khi đưa ra giải pháp thì sẽ không dùng thuốc hay mổ xẻ gì mà mà dùng các liệu pháp để kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, mục tiêu là chữa tận gốc, chứ không chữa ngọn, chữa nguyên nhân chứ không chữa triệu chứng, chữa hệ thống chứ không chữa từng cơ quan…

Đó là quy trình 5 bước mà Helen Care đang áp dụng, gồm: Bước 1 là tầm soát, đánh giá sức khỏe toàn diện. Bước 2 là thải độc. Bước 3 là tăng cường hệ miễn dịch. Bước 4 là tái tạo tế bào và bước 5 là duy trì sức khỏe đỉnh cao, bao gồm hướng dẫn về dinh dưỡng, lối sống và thân tâm.

ĐẦU TƯ CHO SỨC KHỎE LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG NHẤT

- Khách hàng của Helen Care đa phần là những doanh nhân, người thành đạt, sau thời gian chăm sóc sức khỏe cho họ, chị nhận thấy điều gì?

Họ là những người thực sự bận rộn. Điều này cũng dễ hiểu bởi đối với các doanh nhân thì khát vọng để họ chinh phục, tạo nên sự thay đổi cho xã hội nhiều khi còn lớn hơn cả việc chăm sóc sức cho chính bản thân họ.

Khách hàng của Helen Care gồm cả doanh nhân trong nước và nước ngoài. Qua thời gian chăm sóc, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt khá lớn. Chẳng hạn khi đã đặt lịch chăm sóc sức khỏe thì với doanh nhân nước ngoài, tất cả lịch công việc sẽ phải được phải được sắp xếp theo lịch trình đó. Còn với doanh nhân Việt, sẽ không hiếm gặp trường hợp sẵn sàng hủy lịch hẹn với bác sĩ khi có một công việc đột xuất nào đó liên quan đến kinh doanh, nghĩa là sức khỏe vẫn xếp sau công việc.

helen-care-3-1379.jpg
Với nữ doanh nhân Lê Thị Thúy Nga, y sinh học là một niềm đam mê lớn, mở ra một thế giới quan mới, không có giới hạn với rất nhiều điều mới mẻ, thú vị

- Chị có lời khuyên gì đối với các doanh nhân trong việc chăm sóc sức khỏe?

Doanh nhân là những người thành đạt, giỏi giang nên tôi không dám khuyên gì, chỉ muốn nhắn nhủ: Sức khỏe là sự lựa chọn, nó không phải là điều bí ẩn, ngẫu nhiên. Đừng để đến khi đổ bệnh rồi mới cuống cuồng vào bệnh viện, đôi khi đã là quá muộn!

Người Việt nói chung và các doanh nhân nói riêng vẫn thường quan tâm đến y học chữa trị, nghĩa là khi có bệnh thì mới vào bệnh viện. Còn ở châu Âu, người ta đã quan tâm đến y học tái tạo và dự phòng, nghĩa là coi trọng việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

Helen Care đã và đang tiếp tục thực hiện chuỗi chương trình “Sức khỏe doanh nhân – Thành công doanh nghiệp” để nhấn mạnh sức khỏe của doanh nhân chính là tài sản, là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dành một khoản lợi nhuận để tái đầu tư cho phát triển nhưng, lạ thay lại quên tái đầu tư cho chủ doanh nghiệp, trong khi tôi cho rằng, khoản tái đầu tư này là xứng đáng nhất!

HelenCare cũng xây dựng các liệu trình mang tính cá nhân hóa rất cao để phù hợp với từng thể trạng và lịch trình bận rộn của các doanh nhân.

- Đến thời điểm hiện tại, điều gì ở HelenCare khiến chị hài lòng nhất và cũng còn trăn trở nhất?

Y sinh học đối với tôi là một niềm đam mê lớn. Khi bước chân vào lĩnh vực này, tôi như được mở ra một thế giới quan mới, không có giới hạn với rất nhiều điều mới mẻ, thú vị.

Tôi thấy hạnh phúc khi rất nhiều bệnh nhân từng nghĩ chỉ còn có thể sống được 1 năm, giờ vẫn tràn đầy sức sống. Có những bệnh nhân trước đây phải ngồi xe lăn, giờ đây có thể khiêu vũ. Tất cả là nhờ được chữa trị bằng liệu pháp y sinh học.

Nói thật lòng, với Helen Care, tôi không chỉ hướng đến thành công cho riêng cá nhân mình mà mong muốn đóng góp tâm sức của mình cho lĩnh vực y tế của nước nhà, nâng tầm các phương pháp điều trị cao cấp và tiên tiến để người Việt Nam được thừa hưởng các tiện ích chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, không phải liệu pháp nào cũng đưa được về Việt Nam do vướng rào cản về pháp lý. Chính vì vậy, hiện nay ngoài việc đưa công nghệ về Việt Nam để trực tiếp điều trị với thời gian linh hoạt hơn, chi phí thấp hơn, tôi vẫn phải thường xuyên đưa người Việt ra nước ngoài chăm sóc sức khỏe với chi phí rất đắt đỏ. Hàng tỷ USD chảy ra nước ngoài bằng cách này là điều khiến tôi rất trăn trở.

- Xin cám ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này!

Y sinh học có thể chữa những bệnh gì?

Ung thư (ung thư khối u rắn, u lympho và bạch cầu); bệnh tự miễn dịch (viêm khớp, thấp khớp, lupus, xơ cứng đa nang, bệnh tuyến giáp…); lyme và các bệnh nhiễm trùng khác; bệnh thần kinh và những bệnh không rõ nguyên nhân; viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa và đường ruột; bệnh tim mạch, cao huyết áp; tiểu đường, các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất, chuyển hóa; đau khớp, xương; các bệnh về răng, độc tố và nhiễm trùng khu trú; thải độc và chống lão hóa.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Chiếc ghế ông chủ Nhà trắng đã được xác định với phần thắng thuộc về liên danh Donald Trump và JD Vance. Nhưng cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ còn xác định một người chiến thắng khác, ấn tượng hơn nhiều: Elon Musk!

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…