Chủ tịch LG qua đời, để lại công ty cho con nuôi

Con trai nuôi của ông Koo Bon-Moo dự kiến sẽ tiếp quản tập đoàn sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông...
Chủ tịch LG qua đời, để lại công ty cho con nuôi

Koo Bon-moo, Chủ tịch LG - tập đoàn lớn thứ 4 tại Hàn Quốc, người đã biến một nhà sản xuất đồ gia dụng giá rẻ trở thành đế chế công nghệ và hóa chất toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 73, hãng tin Bloomberg cho biết.

Theo thông cáo của tập đoàn LG, ông Koo Bon-moo qua đời lúc 9h52 sáng ngày 20/5 (giờ Seoul) sau thời gian dài lâm bệnh. Theo hãng thông tấn Yonhap, ông Koo đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật não trong vài năm qua.

Vị trí của ông tại tập đoàn dự kiến sẽ trao lại cho con trai nuôi - Koo Kwang-mo, 40 tuổi - người đã được đề cử vào hội đồng quản trị của LG Corp hôm 17/5 và đang chờ được sự chấp thuận của cổ đông trong cuộc họp vào ngày 29/6 tới.

"Tang lễ sẽ được tổ chức đơn giản, theo nguyện vọng của ông ấy và gia đình. Chúng tôi quyết định không công khai", LG nói trong một thông cáo.

Trong 23 năm ông Koo giữ vị trí chủ tịch, tổng doanh thu của tập đoàn LG đã tăng gấp 5 lần lên 160 nghìn tỷ Won (148 tỷ USD) vào năm 2017 từ 30 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1994. Cũng trong thời gian đó, doanh thu của tập đoàn tại nước ngoài cũng tăng gấp 10 lần lên 110 nghìn tỷ Won.

"Chủ tịch Koo là người đã xây dựng nền móng cho việc kinh doanh toàn cầu của LG, trải dài từ sản xuất pin ôtô cho tới màn hình OLED, thiết bị viễn thông", ông Park Ju-gun, chủ tịch công ty nghiên cứu doanh nghiệp CEOScore, cho biết.

Dưới sự điều hành của ông Koo, nhà sản xuất gia dụng LG, bắt đầu sản xuất radio vào năm 1959, trở thành thương hiệu thuộc top 5 thế giới và mảng kinh doanh TV LCD của công ty đang cạnh tranh sát nút với Samsung Electronics.

Ông Koo gia nhập mảng kinh doanh viễn thông vào cuối những năm 1990 và cũng mở rộng sang các lĩnh vực như sản xuất pin ôtô và năng lượng để tìm kiếm doanh thu mới.

Công ty LG Chem đã phát triển trở nhà sản xuất pin ôtô hàng đầu, cung cấp sản phẩm cho các công ty như Ford Motor và Renault Năm 2015, LG Electronics cũng hợp tác để đồng phát triển xe điện với General Motors.

Ông Koo là thế hệ thứ 3 của gia đình điều hành nghiệp đoàn - còn được biết đến là chaebol ở Hàn Quốc, tiếp quản từ cha vào năm 1995. Ông là cháu trai lớn nhất của người đồng sáng lập tập đoàn LG Koo In-hwoi - người đã đặt nền móng cho công ty Lak Hui Chemical Industrial và bắt đầu sản xuất mỹ phẩm trước khi mở rộng sang sản xuất nhựa và hàng tiêu dùng như kem đánh răng.

Ông có hai con gái và con trai Kwang-mo - người được nhận nuôi vào năm 2004.

"Gần như không có rủi ro nào trong kế hoạch chuyển giao quyền lực của LG khi mà tập đoàn này đã bổ nhiệm người kế nhiệm từ sớm và gia đình ông Koo hiện nắm giữ cổ phần lớn nhất tại tập đoàn", ông Park nói. "Người thừa kế của LG có thể sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch và để cho các giám đốc chuyên nghiệp điều hành các công ty".

Tính tới 31/3, các thành viên gia đình Koo và hai tổ chức từ thiện của LG nắm giữ 46,7% cổ phần của LG Corp, công ty mẹ của LG Group.

Koo Kwang-mo gia nhập công ty LG Electronics vào năm 2006, có ảnh hưởng tại nhiều mảng kinh doanh như thiết bị gia dụng, giải trí tại nhà và chiến lược của tập đoàn.

"LG là chaebol lớn thứ 4 tại Hàn Quốc với tài sản 123 nghìn tỷ Won thông qua 70 công ty con. Rất nhiều chaebol khác tại Hàn Quốc, bao gồm cả tập đoàn Samsung, đang trải qua quá trình chuyển giao quyền lực sang thế hệ kế cận. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng được suôn sẻ khi gặp phải sự phản đối từ các nhà đầu tư lớn.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…