Chubb Life dành 57,4% tài sản để đầu tư trái phiếu trong bối cảnh một đồng kiếm được phải gánh 2,4 đồng nợ

Báo cáo tài chính 2022 của Chubb Life cho thấy, doanh nghiệp này có nợ phải trả gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi vẫn dành 57,4% tài sản để đầu tư trái phiếu và một phần trong số đó được dành đầu tư vào Phát Đạt…
Chubb Life
Chubb Life dành 57,4% tài sản để đầu tư trái phiếu trong bối cảnh một đồng kiến được phải gánh 2,4 đồng nợ

Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2022 của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life) cho thấy, tổng nguồn của Chubb Life tăng từ 15.079 tỷ đồng lên 17.332 tỷ đồng (tăng 15%) so với đầu năm.

Nợ phải trả cao gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu

Kèm theo đó, nợ phải trả của Chubb Life cũng tăng 12,5% lên mức 12.162 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là số nợ phải trả của Chubb Life đã chiếm tới 70% so với tổng nguồn vốn. Với vốn chủ sở hữu hiện có của Chubb Life vào khoảng 5.170 tỷ đồng, nợ phải trả đang cao gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu.

Về hoạt động kinh doanh ghi nhận, doanh thu từ phí bảo hiểm mang về cho Chubb Life 4.777 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Cùng với các khoản từ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm không đáng kể, giúp cho doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Chubb Life đạt 4.594 tỷ đồng (tăng 6,2%) so với cùng kỳ.

Xét về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần trong năm của Chubb Life âm đến 96,4 tỷ đồng, dù trước đó là dương 210 tỷ đồng hồi cuối năm 2021. Nguyên nhân đến từ việc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới tới 1.494 tỷ đồng.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam được thành lập với thời gian hoạt động là 50 năm từ năm 2005. Qua lần thay đổi vốn điều lệ, đến năm 2015, Chubb Việt Nam là một doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, sở hữu bởi Chubb INA International Holdings Limited - một công ty được thành lập tại Mỹ. Hoạt động chủ yếu của Chubb Việt Nam là cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người…

Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng thương hiệu, Chubb Life gặp phải không ít thăng trầm, khiến khách hàng, người tiêu dùng quan tâm về các quyền lợi được hưởng trong đầu tư, kinh doanh, tài chính... Đáng chú ý, Chubb Life đã dành hơn nửa tài sản vào mua trái phiếu, trong đó có trái phiếu của của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt, đơn vị liên tục “khất nợ” thanh toán. Vậy, Chubb Life đang kinh doanh ra sao?

Chubb Life dành 57,4% tài sản để đầu tư trái phiếu

Kết thúc năm tài chính 2022, tổng tài sản Chubb Life ở mức 17.333 tỷ đồng, tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tài sản ngắn hạn ở mức 7.011 tỷ đồng và tài sản dài hạn ở mức 10.322 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tiền và các khoản tương đương tiền của Chubb Life giảm xuống 96,3 tỷ đồng (giảm 12,1%) xuống còn 700 tỷ đồng. Trong đó, hơn 445 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 255 tỷ đồng các khoản tương đương tiền.

Chubb Life
Chubb Life dành 57,4% tài sản để đầu tư trái phiếu, trong ấy có trái phiếu Phát Đạt, đơn vị liên tục “khất nợ” thanh toán

Tại khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Chubb Life ghi nhận 5.592 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn có 4.561 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, 363 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, 224 tỷ đồng tiền tạm ứng cho chủ hợp đồng và 501 tỷ đồng tiền trái phiếu doanh nghiệp.

Tại khoản đầu tư tài chính dài hạn, Chubb Life cũng dành hơn 10.130 tỷ đồng cho danh mục đầu tư tài chính dài hạn, bao gồm: 126 tỷ đồng vào công ty con và hơn 10.000 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn – dài hạn.

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - dài hạn, Chubb Life nắm giữ 8.608 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, 492 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp và hơn 921,7 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn.

Như vậy, tính đến hết năm 2022, Chubb Life có 502 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, 492 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp dài hạn và gần 9.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Một phần trong đó được đầu tư vào Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, một doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt rất nhiều khó khăn và liên tục khất nợ thanh toán.

Theo BCTC năm 2022 của Chubb Life, tính đến ngày 31/12/2022, doanh nghiệp này đưa vào kênh trái phiếu với tổng số tiền 9.965 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng tài sản.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tại ngày 31/12/2022, lô 5.000 trái phiếu mã PDRH2123010 với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng, được đảm bảo bằng cổ phiếu của Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR). Trong đó, Công ty đang sở hữu 500 trái phiếu PDRH2123010 với tổng mệnh giá 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng đã bổ sung tài sản đảm bảo cho 2 lô trái phiếu bằng 152 triệu cổ phần phổ thông của một công ty con. Công ty con này đang nắm giữ quyền sử dụng đất do nhà nước cho thuê trả bằng tiền hàng năm và tài sản gắn liền với đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu để phát triển dự án du lịch. Giá trị của tài sản đảm bảo bổ sung theo chứng thư thẩm định giá được cung cấp bởi một công ty thẩm định giá trong nước ngày 11/11/2022 là 3.857 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, dữ liệu BCTC của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt) cho thấy, kết quả kinh doanh của công ty này ngày càng xuống dốc khi các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng đều giảm mạnh trong quý 2/2023.

Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý 2/2023, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Phát Đạt chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 853 tỷ đồng. Tương đương mức giảm đến hơn 848 tỷ đồng (99,4%) so với quý 2/2022.

Cùng với đó, lợi nhuận gộp trong quý 2/2023 chỉ ở mức 1,7 tỷ đồng, giảm 756,3 tỷ đồng, tương đương với mức giảm tới 99,8% so với cùng kỳ của năm 2022. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ còn 377 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với 517 tỷ đồng trong quý 2/2022.

Kết thúc quý 2/2023, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Phát Đạt chỉ còn 366 tỷ đồng và 276 tỷ đồng, lần lượt chỉ bằng 71% và 68% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại ngày 31/3/2023, Phát Đạt ghi nhận tổng tài sản ở mức 20.633 tỷ đồng, đã giảm mất hơn 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, lượng hàng tồn kho chiếm đến 59%, tương đương với 12.171 tỷ đồng, đây gần như toàn bộ là các bất động sản đang “đứng im” tại chỗ của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, trong 20.633 tỷ đồng tổng nguồn vốn của Phát Đạt cũng ghi nhận, nợ phải trả của doanh nghiệp này ở mức 12.111 tỷ đồng, chiếm gần 60%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...