Chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh hoài nghi vắc-xin, lo ngại kinh tế

Chứng khoán châu Á đã giảm nhẹ vào sáng hôm nay (27/11) trong bối cảnh các nhà đầu tư hoài nghi về một loại vắc xin tiềm năng mới và lo ngại về tác động kinh tế của đại dịch.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh hoài nghi vắc-xin, lo ngại kinh tế

Chỉ số MSCI đã giảm 0,07%. Chứng khoán Úc giảm 0,15%. Nikkei 225 Nhật Bản mất 0,09%. 

Hợp đồng tương lai cổ phiếu e-mini S&P500 của Mỹ giảm 0,24% trong giao dịch sớm tại châu Á. Thị trường tài chính Hoa Kỳ đã đóng cửa vào thứ Năm (26/11) để nghỉ lễ Tạ ơn và sẽ quay trở lại giao dịch vào cuối tuần này. 

Vắc xin ngừa Covid-19 tiềm năng của AstraZeneca đã được quảng bá là “vắc xin dành cho thế giới” nhờ giá thành rẻ, nhưng hiệu quả của vắc xin hiện đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao hơn, dẫn đến việc phê duyệt sẽ bị trì hoãn. 

“Với số ca nhiễm bệnh toàn cầu hiện đã lên tới 60 triệu ca … chắc chắn vẫn sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức phía trước để thế giới có thể phục hồi trở lại và điều đó có thể sẽ tạo ra những ‘vết sẹo kinh tế’,” các nhà phân tích tại Ngân hàng ANZ viết trong bản ghi nhớ.

Giá dầu có thể sẽ kéo dài đà giảm từ mức cao nhất trong tháng 7 do các dấu hiệu dư cung khi các nhà sản xuất dầu không tuân thủ việc cắt giảm số lượng đã thoả thuận mà nhu cầu nhiên liệu lại giảm mạnh do các hạn chế xã hội mới được ban hành. Dầu thô Mỹ giảm 1,71% xuống 44,93 USD/thùng. 

Giá vàng ít thay đổi ở mức 1.809,51 USD/ounce sau khi tăng 0,3% vào thứ Năm (26/11). 

Về tiền tệ, đồng euro giao dịch ở mức 1,1910 USD trong thời điểm gần đây nhất, cho thấy ít phản ứng từ các nhà giao dịch vì hy vọng ECB nới lỏng bổ sung vào tháng tới. Chỉ số USD gần mức thấp nhất trong hơn hai tháng, nhưng các động thái đã giảm bớt nhờ vào kỳ nghỉ lễ của Hoa Kỳ. 

Bitcoin, đơn vị tiền điện tử lớn nhất thế giới, ổn định ở mức 17.180 USD vào thứ Năm, nhưng đã giảm 8,4% trong phiên trước sau khi không đạt được mức cao kỷ lục là 19.666 USD. Trong năm nay, Bitcoin đã tăng khoảng 140%, được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với các tài sản rủi ro hơn. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?