Chứng khoán châu Á, phố Wall thận trọng trước căng thẳng Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á và phố Wall đã có những chuyển biến khá khác biệt trong giao dịch đêm 9/8 - đầu giờ sáng 10/8.
Chứng khoán châu Á, phố Wall thận trọng trước căng thẳng Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á bắt đầu một tuần mới trong tâm thế thận trọng vào thứ Hai (10/8) trong phiên giao dịch đầu giờ sáng khi các nhà đầu tư dõi theo sự leo thang căng thẳng giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc. 

Giao dịch dự kiến sẽ “nhẹ nhàng” hơn với thị tường Nhật Bản và Singapore đã đóng cửa cho kỳ nghỉ lễ. 

Chứng khoán Úc đã có được sự hồi phục sau khi giảm nhẹ vào thứ Sáu tuần trước với mức tăng 0,7% trong khi chỉ số Kospi Hàn Quốc tăng 0,4%. 

Ngược laị, chứng khoán phố Wall đã bất ngờ trượt giảm vào đêm Chủ Nhật (9/8) sau khi những kế hoạch kích thích tài chính của chính phủ Hoa Kỳ được đưa ra. Dow Jones giảm 5 diểm, tương đương 0,1%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 cũng xuống thấp hơn trước đó. 

Chứng khoán thế giới đã có sự phục hồi mạnh mẽ kể từ khi chạm đáy vào tháng 3/2020, nhờ vào các kế hoạch “tiếp sức” và gói kích thích kinh tế từ ngân hàng trung ương và quỹ kinh tế lớn của chính phủ các nước, mặc dù sự tái bùng phát dịch bệnh ở nhiều nơi đã làm giảm sự nhiệt tình của các đầu tư trong thời gian gần đây. 

Một trong những yếu tố đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư chính là sự không chắc chắn trong kế hoạch kích thích tài chính của Hoa Kỳ khi TT Donald Trump ký một loạt điều lệnh gia hạn trợ cấp thất nghiệp với mức 400 USD/tuần trên mỗi khoản thanh toán thất nghiệp - thấp hơn so với 600 USD được thông qua trước đó - sau khi các cuộc thảo luận với Quốc hội không được như kỳ vọng. 

Không chỉ vậy, căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington khiến các nhà đầu tư bận tâm hơn. TT Donald Trump vào tuần trước đã ký điều lệnh cấm WeChat, TikTok hoạt động tại Mỹ trong 45 ngày tới, hạn chế các giao dịch giữa công ty Hoa Kỳ và công ty công nghệ Tencent, đồng thời công bố lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông. Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cũng khuyến nghị rằng những công ty nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ sẽ phải chịu sự đánh giá kiểm toán công khai bắt đầu từ 2022. 

“Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu những hành động này có gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung diễn ra vào 15/8 sắp tới hay không và liệu Trung Quốc sẽ có những hành động phản ứng, trả đũa như thế nào?,” Tapas Strickland, giám đốc kinh tế và thị trường của Ngân hàng Quốc gia Úc nhận xét. 

Nguồn: Reuters, CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…