Chứng khoán Mỹ tiếp tục tuần giảm điểm, giá dầu tăng vọt 3%

Phố Wall kết thúc phiên giao dịch trong tình trạng trái chiều khi các nhà đầu tư cân nhắc về tiến triển trong đàm phán thương mại cùng với những lo ngại về triển vọng lãi suất…

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tuần giảm điểm, giá dầu tăng vọt 3%

Kết thúc phiên 17/4, chỉ số Dow Jones giảm 1,33% xuống 39.142,23 điểm, S&P 500 nhích 0,13% lên 5.282,70 điểm và Nasdaq trượt 0,13% còn 16.286,45 điểm.

Phố Wall sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Trong số 11 nhóm ngành thuộc S&P 500, có 8 lĩnh vực tăng điểm, dẫn đầu là năng lượng tăng 2,3%, tiếp theo là hàng tiêu dùng thiết yếu thêm 2,2%.

Cổ phiếu Apple tăng 1,4%, phục hồi từ một phần khoản lỗ nặng gần đây.

Cổ phiếu Eli Lilly leo vọt 14% sau khi công ty cho biết viên thuốc thử nghiệm của họ mang lại hiệu quả tương đương với thuốc Ozempic nổi tiếng cho việc giảm cân và đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Ngược lại, UnitedHealth lao dốc 22% và khiến chỉ số Dow Jones không thể tăng điểm, do hãng bảo hiểm này hạ dự báo lợi nhuận 2025 vì lo ngại chi phí y tế tăng cao trong phần còn lại của năm. Nhiều công ty bảo hiểm y tế khác cũng trượt giảm, với CVS Health mất gần 2% và Humana giảm 7,4%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 14,6 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 19,2 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch gần nhất.

Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu Netflix thêm 2,5% nhờ kết quả quý vượt kỳ vọng và triển vọng doanh thu tích cực.

Tính chung cả tuần, S&P 500 giảm 1,5%, Nasdaq mất 2,6% và Dow Jones trượt 2,7%.

Chứng khoán Mỹ đã biến động mạnh trong những thời gian đây do các quyết định thuế quan thất thường của ông Trump và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Giờ đây, nhà đầu tư đang tập trung cao độ vào các cuộc đàm phán của Mỹ với các đối tác thương mại trong vài tuần tới để làm rõ quy mô và phạm vi của các biện pháp thuế quan đối với từng nước và từng lĩnh vực.

Cũng trong phiên vừa qua, ông Trump đã lên tiếng thúc giục Chủ tịch Fed Jerome Powell sớm cắt giảm lãi suất. Trước đó, ông Powell đã cảnh báo rằng chính sách thương mại của ông Trump có nguy cơ làm gia tăng lạm phát đồng thời suy yếu tăng trưởng kinh tế.

“Người ta vốn biết rằng ông Trump không hài lòng với ông Powell. Câu hỏi là liệu ông ấy có hành động gì không?” ông Tom Bruce, chiến lược gia đầu tư vĩ mô tại Tanglewood Total Wealth Management nhắc đến việc ông Trump nói rằng thời gian mãn nhiệm của ông Powell cần phải tới sớm hơn.

Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch đã hạ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 5 xuống còn khoảng 6%, trong khi một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy giới kinh tế nhận định khả năng Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là cao hơn.

Theo dữ liệu mới công bố, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm, cho thấy thị trường lao động vẫn ổn định trong tháng 4, mặc dù sự bất định liên quan đến thuế quan đang khiến các doanh nghiệp ngần ngại tuyển dụng thêm.

TUẦN TĂNG ĐẦU TIÊN CỦA GIÁ DẦU SAU GẦN 1 THÁNG

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 3% nhờ vào hy vọng xuất hiện một thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó còn là các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu dầu của Iran, yếu tố tiếp tục gia tăng lo ngại về nguồn cung.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 2,11 USD, tương đương 3,2%, lên 67,96 USD/thùng, còn dầu WTI của Mỹ tăng 2,21 USD, tương đương 3,54%, lên 64,68 USD/thùng.

Tính cả tuần, Brent và WTI đều tăng khoảng 5%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên trong ba tuần qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã gặp nhau tại Washington và bày tỏ lạc quan về việc giải quyết căng thẳng thương mại.

“Chúng tôi sẽ không gặp nhiều khó khăn để đạt thỏa thuận với châu Âu hay bất kỳ ai khác, bởi chúng tôi có thứ mà ai cũng muốn”, ông Donald Trump cho biết.

Việc đạt được thỏa thuận thương mại với EU có thể giúp hạn chế tác động tiêu cực đến nhu cầu năng lượng, theo ông Bob Yawger, giám đốc giao dịch năng lượng tại Mizuho nhận xét.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump mới công bố, bao gồm cả việc nhắm vào một nhà máy lọc dầu “teapot” ở Trung Quốc, đã gia tăng áp lực lên Tehran giữa lúc các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này đang diễn ra. “Teapot” là thuật ngữ ngành dùng để chỉ các nhà máy lọc dầu nhỏ, độc lập và đơn giản.

“Đây là các biện pháp trừng phạt trên diện rộng, tập trung vào các nhà máy lọc dầu ‘teapot’ ở Trung Quốc. Và đây cũng chính là nguy cơ có thể làm giảm nguồn cung trên thị trường”, ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital bình luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...