Chuyên gia kinh tế Bùi Văn: Chúng ta đang ở “vùng lõm” của “vùng lõm”

Xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp toàn thế giới ngày càng gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thể hoàn toàn thích ứng với xu hướn
Chuyên gia kinh tế Bùi Văn: Chúng ta đang ở “vùng lõm” của “vùng lõm”

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn trả lời phỏng vấn báo chí trong một sự kiện liên quan đến lĩnh vực kinh tế

Thiếu năng lực sáng tạo công nghệ

Chia sẻ trong Hội thảo “Khám phá bí quyết tăng trưởng đột phá trong Đại Dương Đỏ” tổ chức tại TPHCM ngày 28/9 do Bizlight phối hợp cùng TV HUB tổ chức, Chuyên gia kinh tế Bùi Văn - GĐ kênh truyền hình FBNC cho hay, “tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) vừa qua tổ chức ở Hà Nội, một chuyên gia kinh tế trên thế giới đánh giá năng lực của nền kinh tế Việt Nam thông qua một Mô hình... “lõm” và họ cho biết vùng lõm của chúng ta hiện nay chính là sáng tạo công nghệ và trình độ kinh doanh. Trong khi, sáng tạo công nghệ và trình độ kinh doanh chính là hai yếu tố quyết định sự sống còn của DN để cạnh tranh, phát triển”.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất háo hức trong xu thế công nghiệp 4.0 và câu chuyện về các start-up Việt sống sót như thế nào trong thời kì này cũng là một vấn đề được quan tâm không kém.

Dù năng động là thế, thế nhưng thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều “khoảng trống” và đang rất cần sự hỗ trợ, đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.

Chuyên gia kinh tế cũng đưa thêm dẫn chứng ở một diễn biến khác tại WEF ASEAN 2018 khi khảo sát “thăm hỏi” các DN Việt về năng lực sáng tạo, thì chỉ có 2,5% DN công nhận là mình có “vấn đề” về năng lực sáng tạo. Một con số ngạc nhiên trong thời đại kinh doanh trên nền tảng.

Dễ phản ánh nhất là qua cách sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ). Hiện nay tỷ lệ người sử dụng ĐTDĐ đời mới rất cao, điển hình như một cửa hàng ở Singapore chuẩn bị tung ra chiếc Iphone mới ra đời, người Việt lập tức bay sang tận đó để mua, hơn 95% người mua chạy theo trào lưu còn sử dụng ĐTDĐ để ứng dụng những tính năng trong đó vào hoạt động kinh doanh thì không đầy 5%.

"Chúng ta luôn “kêu ca” về thiếu tiền, thiếu lao động có trình độ, tham nhũng, đạo đức kinh doanh, thuế, chính sách... nhưng cái chúng ta yếu và thiếu nhất là về sáng tạo công nghệ thì có đến 97,5% DN lại không công nhận điều đó”, ông Văn cho hay.

Cùng bàn luận về vấn đề này, TS.Sử Ngọc Khương - Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills nhận định, tính sáng tạo của DN liên quan đến lĩnh vực công nghệ thật sự rất thụ động. Nó vẫn còn co cụm trong một cái vùng nào đó mà chúng ta cứ nghĩ mình là “number 1”. Đó là lý do vì sao mà các DN, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam họ đắn đo rất nhiều, trong đó liên quan cả đến câu chuyện chuyên nghiệp”, ông Khương nhận định.

Khi làm việc với những người liên quan đến lĩnh vực công nghệ, việc viết phần mềm, kỹ thuật máy tính hay thiết kế web... thì họ có sáng tạo nhưng khi chạy một một chương trình về lãi suất hay kinh doanh thì đa số họ còn rất thụ động, TS.Khương đưa ra ví dụ.

Giày – Trái táo và trình độ kinh doanh

 

Mô hình “nụ cười Stan Shih”

Bàn thêm về vấn đề này, ông Văn lấy một dẫn chứng cụ thẻ về mô hình “nụ cười Stan Shih”, được vẽ ra bởi ông Stan Shih, nhà sáng lập hãng máy tính Acer.

Hãng máy tính nổi tiếng này đã tham gia chuỗi sản xuất máy tính trên thế giới từ vị trí khởi đầu là gia công và rồi ông Shih nhận ra sản xuất các linh kiện, phân phối có lợi nhuận cao hơn, rồi tiếp đến là thiết kế, marketing... ông chuyển đổi công ty phát triển từng bước. Những ý tưởng, R&D, dịch vụ hậu mãi ra đời giúp họ tăng giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều lần.

Tương tự với ví dụ đó, Việt Nam đang ở vị trí nào?

Hiện tại, chúng ta đang ở vị trí gia công nhưng cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như so sánh ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Nhưng Nhật Bản chỉ mất 2-3 năm để “tốt nghiệp”, Hàn quốc hay Đài Loan cũng chỉ ở vị trí đó 4-5 năm. Còn Việt Nam, sau 28 năm, gần 1/3 thế kỷ nhưng chúng ta vẫn ở nguyên đó – ông Văn đặt vấn đề.

Hàng triệu công nhân đang làm công việc gia công những đôi giày da cho các DN nước ngoài với giá 1-10 USD/đôi giày nhưng bình quân họ bán ra trên thế giới 100-300 USD/đôi giày. Ở vị trí thứ nhất này, doanh nghiệp mang tiền, công nghệ, nguyên liệu, chuyên gia đến, và lao động Việt Nam không cần sáng tạo, không cần làm gì nhiều.

Những trái táo thấp nhất, gần tay nhất sẽ không cần kỹ năng, không cần công cụ hái và không bị rủi ro nhưng ai cũng có thể hái được.

Khi ở trên tầng cao hơn, có nhiều trái hơn và ở tầng cao hơn nữa là có trái ngọt, muốn có nhiều trái và có trái ngọt chúng ta phải có kỹ năng, phải có công cụ và phải chấp nhận rủi ro.

Đơn cử nhất là câu chuyện của Saigon Food và công cuộc nước rút “trèo lên tầng trên”.

Gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu chế biến trong nước, nguồn cung nguyên liệu không đủ khiến hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng bất ổn định.

Năm 2008 Saigon Food quyết định bám vào những thị trường Nhật đầy gai góc, khó tính, chấp nhận rủi ro cao và sau 5 năm đơn vị này đã thành công đem lại doanh thu và việc làm ổn định cho hơn 1.300 lao động.

Nhìn từ các câu chuyện trên để thấy, tạo ra được giá trị cho chính doanh nghiệp và xã hội thì DN phải luôn thay đổi để tồn tại, phát triển bền vững. Có thể “vùng lõm” chưa thể biến mất ngay tức khắ nhưng trong cuộc cách mạng 4.0 này, các DN phải chạy theo bằng sự nhạy bén của mình, cốt yếu vẫn do chính DN đó có muốn thoát ra khỏi “vùng lõm” hay không?

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…