Cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo, VN-Index giảm nhẹ

Phiên giao dịch sáng nay (30/3) diễn ra khá giằng co. Nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo với 230 triệu cổ phiếu chất sàn.
Cổ phiếu FLC tiếp tục bị bán tháo, VN-Index giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 30/3 với sắc đỏ bao trùm. VN-Index có thời điểm vượt mốc 1.500 điểm nhờ lực kéo từ nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, lực cung vẫn khá mạnh khiến chỉ số không thể bứt phá và mau chóng "hạ nhiệt".

Tiếp nối những thông tin tiêu cực từ sự việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tối qua (29/3), nhóm cổ phiếu hệ sinh thái FLC tiếp tục bị bán tháo mạnh mẽ. Ngay thời điểm mở cửa phiên, tất cả các mã trong hệ sinh thái này đều lao dốc về giá sàn.

Trong đó, 2 mã chủ lực là FLC rơi xuống mức giá sàn 11.800 đồng với lượng dư bán hơn 75 triệu cổ phiếu ở giá sàn. Cổ phiếu FLC Faros (ROS) giảm hết biên độ về giá 7.590 đồng với gần 60 triệu đơn vị chất sàn.

Dù vậy, diễn biến tiêu cực của FLC Group đã không lan rộng ra thị trường, VN-Index vẫn diễn biến khả quan khi xoay quanh mốc tham chiếu.

Phiên sáng nay, phần lớn cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ phải chịu áp lực điều chỉnh mạnh, nhiều mã bất động sản, xây dựng như DIG, CEO, LDG, L14, NLG, VHM, PDR, NBB, HQC KBC, LCG... đều giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu dầu khí, phân bón cũng có giao dịch không mấy tích cực, thậm chí SFG, DCM, BFC, DPM có thời điểm đã "chạm" mức giá sàn.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò lực đỡ cho thị trường khi đóng góp 8/10 mã có tác động lớn nhất lên chỉ số. Trong đó, BID bất ngờ tăng mạnh 3,8% lên 44.000 đồng là mã có đóng góp lớn nhất, tiếp đến là MBB tăng giá 3,3% và VPB tăng 2,2%.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,8 điểm (0,19%) xuống 1.494,96 điểm. Thị trường phủ trong sắc đỏ khi chỉ có 135 mã tăng giá và có đến 315 mã giảm điểm.

Trên các sàn tại Hà Nội, HNX-Index giảm mạnh 1,13% xuống 456,01 điểm và UPCom-Index giảm 0,29% xuống 117,03 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch khoảng 20.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, lực mua tập trung vào các cổ phiếu như DGC, FUEVFVND, DXG, HDB...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...