Cơn ác mộng của Disney+: Liên tục lỗi ngay trong ngày ra mắt

Hàng ngàn người hâm mộ Disney mong muốn được xem những bộ phim họ yêu thích đã thực sự thất vọng với Disney+ ngay trong ngày đầu ra mắt.
Cơn ác mộng của Disney+: Liên tục lỗi ngay trong ngày ra mắt

Disney+ - dịch vụ xem phim trực tuyến được Disney ấp ủ và đầu tư trong suốt thời gian qua đã được chính thức ra mắt vào thứ Ba (12/11) theo giờ địa phương. Tuy nhiên, cơn ác mộng công nghệ đã trở thành hiện thực ngay sau khi trình duyệt của Disney+ liên tục gặp lỗi do hệ thống máy chủ bị “sập”. 

Hàng chục nghìn người dùng đã lên mạng xã hội Twitter để bày tỏ sự thất vọng của họ đối với dịch vụ được mong chờ này. Họ cho biết, không thể truy cập vào phim, liên tục bị đứt đoạn với những thông báo lỗi. 

Thông báo lỗi hệ thống trên Disney+ mà người dùng liên tục gặp phải.
Thông báo lỗi hệ thống trên Disney+ mà người dùng liên tục gặp phải.

Sự cố không may này đã phá vỡ hy vọng về một ngày rực rỡ đối với Disney, khi dịch vụ phát hành trực tuyến Disney+ vốn được công ty quảng cáo là một trong ưu tiên hàng đầu trong danh mục đầu tư của Disney. 

Disney+ được hứa hẹn sẽ phát hành 500 đầu phim và 7.500 tập phim từ các chương trình của Pixar, Marvel, Star Wars, National Geographic… trong buổi ra mắt đầu tiên này. 

“Nhu cầu đối với Disney+ đã vượt qua cả mong đợi của công ty. Chúng tôi rất vui mừng khi biết rằng các bạn đều hào hứng với những bộ phim mình yêu thích trên Disney+ và đội ngũ nhân viên của Disney đang cố gắng làm việc để có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề hiện tại. Chúng tôi rất cảm ơn sự kiên nhẫn của các bạn,” một thông báo được công ty gửi tới khách hàng và phóng viên. 

Người phát ngôn của Disney, bà Jessica Casano từ chối cho biết có bao nhiêu người dùng gặp phải sự cố và có bao nhiêu nội dung đã được phát sóng thành công. 

Disney+ hiện hoạt động tại Hoa Kỳ, Canada và Hà Lan, và sẽ được ra mắt tại Úc và New Zealand vào ngày 19/11 tới, mặc dù không rõ liệu các vấn đề kĩ thuật còn tồn tại trong tuần này hay không. 

Nguồn: The Washington Post

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...