Cựu chủ tịch Nissan tới gặp TT Lebanon sau khi trốn khỏi Nhật Bản

Cựu chủ tịch Nissan, Carlos Ghosn, đã tới gặp TT Lebanon, sau khi chạy trốn khỏi Nhật Bản.
Cựu chủ tịch Nissan tới gặp TT Lebanon sau khi trốn khỏi Nhật Bản

Carlos Ghosn, cựu chủ tịch của Nissan đã phải chạy trốn khỏi Nhật Bản - nơi ông đã được một công ty an ninh tư nhân giúp trốn khỏi căn nhà đang bị quản thúc - và sau đó tới gặp TT Michel Aoun của Lebanon, theo thông tin từ hai nguồn thân cận với Carlos Ghosn. 

Một trong những nguồn tin thân cận cho biết, TT Michel Aoun đã chào đón ông Ghosn vào thứ Hai sau khi ông bay đến Beirut qua Istanbul và hiện ông Ghosn đang cảm thấy "an tâm" và "phấn khích". 

Kế hoạch đưa Carlos Ghosn ra khỏi Nhật Bản - nơi đánh dấu bước ngoặt mới nhất trong câu chuyện gây chấn động ngành ô tô toàn cầu - đã được thực hiện trong ba tháng. “Đây là một hoạt động rất chuyên nghiệp từ đầu đến cuối,” một trong số hai nguồn tin chia sẻ. 

Cuộc gặp giữa TT Michel Aoun và Carlos Ghosn không được công khai và cố vấn truyền thông của văn phòng chính phủ Lebanon đã phủ nhận thông tin này. Hai nguồn tin cho biết ông Ghosn đã mô tả lại chi tiết cuộc gặp cho họ. 

Bên cạnh tuyên bố bằng văn bản cho biết bản thân đã “thoát khỏi sự bất công và đàn áp chính trị”, Carlos Ghosn không có bất cứ động thái công khai thông tin nào trước công chúng. 

Các quan chức Lebanon cho biết, sẽ không cần phải kiểm tra pháp lý vì ông Ghosn đã nhập cảnh hoàn toàn hợp pháp bằng hộ chiếu Pháp. Tuy nhiên, hộ chiếu Pháp, Lebanon và Brazil của Carlos Ghosn hiện đang ở trong tay của luật sư ở Nhật Bản. 

Bộ Ngoại giao Pháp và Lebanon đều nói rằng họ không biết gì về lộ trình của Carlos Ghosn. 

Carlos Ghosn lần đầu tiên bị bắt tại Tokyo vào tháng 11/2018 và phải đối mặt với 4 cáo buộc - mà ông đã phủ nhận - bao gồm cáo buộc che giấu thu nhập, làm giàu cho bản thân thông qua các khoản thanh toán cho các đại lý xe hơi ở Trung Đông. Theo các điều khoản bảo lãnh, Carlos Ghosn đã bị giam tại nhà riêng ở Tokyo và phải lắp đặt camera theo dõi ở lối vào. Ông Ghosn bị ngăn không cho liên lạc với vợ, bà Carole, cũng như bị hạn chế tiếp cận internet hay các phương thức liên lạc khác. 

Ông Ghosn đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Lebanon kể từ khi bị bắt vào năm 2018. 

Lebanon không có thoả thuận dẫn độ với Nhật Bản. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Nissan sa thải 1.000 công nhân tại Mexico

Nissan sa thải 1.000 công nhân tại Mexico

Khó khăn có vẻ như chưa dừng lại với nhà sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản khi mới đây hãng này cho biết sẽ sa thải hơn 1.000 công nhân tại 2 nhà máy ở Mexico.
Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Nissan Motor Co., Ltd có kế hoạch tăng gấp đôi dự tính cắt giảm việc làm ban đầu lên tới con số 10.000 với hy vọng xoay chuyển hoạt động kinh doanh hiện đang gặp nhiều khó khăn do biến động quản lý nộ

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?