Hậu khủng hoảng, Nissan chấm dứt hợp tác với đơn vị phân phối xe tại Việt Nam

Hãng xe Nissan vừa đưa ra thông báo chấm dứt hợp tác với Tan Chong Việt Nam, đơn vị đang phân phối xe nhập khẩu Nissan cũng như phụ tùng của hãng này tại thị trường Việt Nam.
Hậu khủng hoảng, Nissan chấm dứt hợp tác với đơn vị phân phối xe tại Việt Nam

Ông Carlos Ghosn (Chủ tịch hãng xe Nissan) bị bắt với cáo buộc gian lận tài chính

Tan Chong Việt Nam đang sở hữu 74% cổ phần Công ty Nissan Việt Nam và phần còn lại thuộc về Nissan. Với cơ cấu sở hữu này, có thể hiểu một khi Nissan không phân phối xe cho Tan Chong nữa thì cũng có nghĩa là tạm thời Nissan sẽ không đưa chiếc xe nào về Việt Nam.

Tan Chong không cho biết bất kỳ lý do nào về việc chấm dứt này nhưng khẳng định sẽ thảo luận lại với Nissan để tìm kiếm giải pháp và cơ hội kinh doanh khác tại thị trường Việt Nam.

Mới đây, ông Carlos Ghosn (Chủ tịch hãng xe Nissan) bị bắt với cáo buộc gian lận tài chính, khai thu nhập thấp để trốn thuế, sử dụng tiền công ty để chi xài cá nhân.

Công ty TNHH Nissan Việt Nam (NVL) là liên doanh giữa Công ty TNHH Nissan Motor (Nhật Bản) và Tập đoàn Tan Chong Motor Holdings Berhad - TCMH (Malaysia), một công ty đầu tư với những hoạt động chính bao gồm nhập khẩu, lắp ráp và phân phối xe Nissan tại Malaysia, Campuchia, Lào và Myanmar.

Tháng 12/2009, NVL bắt đầu tiến hành nhập khẩu và phân phối ô tô Nissan cùng các linh kiện và phụ tùng chính hãng. Năm 2010, NVL bắt đầu lắp ráp mẫu xe Nissan Grand Livina tại thị trường nội địa và phát triển hệ thống đại lý độc quyền mới trên toàn quốc.

NVL đồng thời cũng nhập khẩu và phân phối nhiều mẫu xe của Nissan tại Việt Nam, bao gồm: Teana, Juke, X-Trail và Navara…

Tập đoàn Ô tô Nissan ngày 22/11 đã quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Carlos Ghosn, người vừa bị bắt giữ với cáo buộc gian lận tài chính, đánh dấu sự kết thúc gần hai thập niên nắm quyền lãnh đạo của nhân vật được cho là có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản.

Trước đó, hôm 19/11, nhà chức trách Nhật Bản đã bắt giữ ông Ghosn với cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của nước này, thao túng các hồ sơ tài chính và báo cáo không đầy đủ thu nhập cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...