Đài truyền hình NHK xin lỗi vì nhầm lẫn liên quan đến “món quà Giáng sinh” của Triều Tiên

Đài truyền hình Nhật Bản NHK đã đưa một bản tin không chính xác về tên lửa được cho là của Triều Tiên và sau đó phải công khai đưa ra lời xin lỗi vì nhầm lẫn.

Bản tin của NHK, được đưa ra 22 phút sau nửa đêm trên trang web của mình, có tựa đề: Tên lửa Triều Tiên rơi xuống biển gần Hokkaido, Mũi Erimo” - hàm ý đường bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng phải tới 2 tiếng sau đó, NHK mới xoá bài viết và lên tiếng xin lỗi về nhầm lẫn trên, giải thích rằng đây là một văn bản được sử dụng cho mục đích đào tạo truyền thông trong nội bộ và không phải là sự thật. 

“Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới toàn bộ độc giả và công chúng,” đài NHK cho biết. Đây là một nhầm lẫn khá nghiêm trọng đối với đài truyền hình nổi tiếng, bởi người dân Nhật Bản rất cẩn trọng với các thông tin về thảm hoạ hoặc các mối đe doạ an ninh.  Thông thường, sẽ có những cảnh báo qua “còi báo động J-alerts” trên điện thoại di động khắp Nhật Bản, khiến rất nhiều người lo lắng và mất ngủ. 

Bản tin sai lệch này của NHK được đưa ra trong thời điểm Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải cảnh giác cao độ về khả năng của một “món quà Giáng Sinh” mà Triều Tiên đã cảnh báo trước đó. 

Lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần đây nhất của Triều Tiên là vào tháng 11/2017 - Hwasong-15, tên lửa lớn nhất mà nước này từng thử nghiệm. Bình Nhưỡng đã từng tiết lộ rằng tên lửa này có khả năng vươn tới toàn bộ nước Mỹ. 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...