Đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt, chứng khoán thế giới lập tức tăng điểm

Thay vì đàm phán 2 ngày như kế hoạch, đàm phán Mỹ - Trung sẽ phải kéo dài sang ngày thứ 3, với tiến triển được đánh giá tốt.
Đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt, chứng khoán thế giới lập tức tăng điểm

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ ngày 8/1 xác nhận cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh để giải quyết chiến tranh thương mại sẽ kéo dài thêm một ngày, so với kế hoạch 2 ngày ban đầu.

Đây là lần đầu tiên hai bên ngồi lại với nhau kể từ các nhà lãnh đạo đồng ý đình chiến trong 90 ngày để tìm ra giải pháp, bắt đầu từ ngày 1/12. Việc thương thảo đã kéo dài đến đêm muộn hôm 8/1 (giờ Bắc Kinh), theo South China Morning Post.

Steven Winberg – một quan chức Bộ Năng lượng Mỹ hôm qua cho biết các cuộc đàm phán trong hai ngày qua "rất tốt".

Tổng thống Mỹ - Donald Trump cũng bày tỏ sự lạc quan trên Twitter: "Các cuộc nói chuyện với Trung Quốc đang tiến triển rất tốt".

"Chứng khoán Mỹ và châu Âu hôm qua đi lên, khi nhà đầu tư chờ đợi các diễn biến từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thị trường châu Á sáng nay cũng đang tăng.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross bày tỏ sự lạc quan trên CNBC: "Chúng tôi có khả năng sẽ đạt một thỏa thuận hợp lý". Phó thủ tướng Trung Quốc – Lưu Hạc xuất hiện tại cuộc đàm phán hôm thứ Hai cũng là tín hiệu Trung Quốc muốn thúc đẩy tiến tới một kết quả tích cực.

Kể từ sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình đầu tháng trước, Trung Quốc đã công bố một số nhượng bộ với Mỹ, trong đó có tạm thời giảm thuế nhập khẩu với xe hơi, khôi phục nhập khẩu đậu tương, cam kết mở cửa thị trường với nhà đầu tư ngoại và soạn thảo một dự luật chống chuyển giao công nghệ ép buộc.

Việc Trung Quốc thực hiện các nhượng bộ này như thế nào sẽ là chìa khóa đạt được thỏa thuận. Giới chức Mỹ đến nay vẫn cáo buộc Trung Quốc không thực thi những điều như đã hứa hẹn.

Đoàn đàm phán Mỹ tại Bắc Kinh lần này đang thúc giục Trung Quốc đưa ra cơ chế để đảm bảo Bắc Kinh giữ lời, Wall Street Journal cho biết.

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nước kể từ đầu tháng trước. Tháng này, thêm nhiều cuộc thảo luận cấp cao sẽ được tổ chức. SCMP cho biết Phó chủ tịch nước Trung Quốc – Vương Kỳ Sơn và ông Trump có thể gặp nhau tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) cuối tháng.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...