Điểm danh top 5 tỷ phú USD trẻ tuổi tại Trung Quốc

Chỉ riêng trong năm nay, Trung Quốc đã sản sinh ra 60 tỷ phú trẻ dưới độ tuổi 40, tích luỹ được tổng tài sản lên đến hơn 223 tỷ USD. Sự gia tăng này phản ánh mức tăng trưởng lớn chưa từng có trong khối tài sản của các tỷ phú Trung Quốc.

Đây cũng được coi là thời điểm tích luỹ tài sản nhanh nhất của quốc gia tỷ dân, ngay cả khi toàn thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất. Hiện tại, Trung Quốc có 878 tỷ phú với tổng tài sản là 4 nghìn tỷ USD. Vậy mà mới một thập kỷ trước, năm 2010, Trung Quốc chỉ có 189 tỷ phú. 

Dưới đây là danh sách top 5 tỷ phú USD dưới 40 tuổi tại Trung Quốc

  1. Huiyan Yang, 39 tuổi, Country Garden

Giá trị tài sản ròng: 33,1 tỷ USD

Đứng đầu danh sách một lần nữa trong năm nay chính là Huiyan Yang, 39 tuổi và gia đình. Còn được biết đến là người phụ nữ giàu nhất châu Á, Yang là cổ đông chính của Country Garden, một công ty phát triển bất động sản lớn tại Trung Quốc do cha của cô thành lập vào năm 1992. 

Mặc dù chứng kiến khối tài sản của mình tăng 29% trong năm qua, nhưng Yang đã tụt xuống một bậc (hiện xếp thứ 6) trong bảng xếp hạng các tỷ phú Trung Quốc. 

  1. Zetian Zhang, 27 tuổi, JD.com

Giá trị tài sản ròng: 23,5 tỷ USD

Zetian Zhang, 27 tuổi và chồng Qiangdong Liu, 41 tuổi, đã chứng kiến tổng tài sản của họ tăng tới 111% lên 23,5 tỷ USD vào năm nay. Phần lớn thành công nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc của công ty thương mại điện tử JD.com của Liu. Là một nữ doanh nhân, Zhang vừa đóng vai trò nhà đầu tư, đồng thời cũng là cố vấn thời trang chính ở mảng kinh danh hàng xa xỉ tại JD. Ở tuổi 24, cô đã trở thành nữ tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc sau khi kết hôn với Liu vào năm 2015. 

  1. Hao Yan, 34 tuổi, Pacific Construction Group

Giá trị tài sản ròng: 21,3 tỷ USD

Hao Yan, 34 tuổi, hiện là chủ tịch của công ty xây dựng Pacific Construction Group có trụ sở tại tân Cương. Công ty đuọc thành lập bởi cha anh, CEO JieHe Yan vào năm 1986. 

  1. Yiming Zhang, 37 tuổi, ByteDance

Giá trị tài sản ròng: 16,2 tỷ USD

Yiming Zhang, 37 tuổi, đồng sáng lập và CEO của ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đứng sau nền tảng chia sẻ video nổi tiếng TikTok. Không chỉ giới hạn trong đất nước, nền tảng TikTok đã trở thành một cơn sốt toàn cầu, hiện vượt qua Instagram để sở hữu vị trí thứ 2 trong số các ứng dụng truyền thông xã hội được thanh thiếu niên Hoa Kỳ yêu thích sau Snapchat. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng của TikTok đã làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia, dẫn đến việc Hoa Kỳ đề xuất ByteDance bán lại các hoạt động của ứng dụng tại Hoa Kỳ. 

  1. Bangxin Zhang, 39 tuổi, TAL Education

Giá trị tài sản ròng: 14 tỷ USD

Với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 14 tỷ USD, Bangxin Zhang là nhà đồng sáng lập và chủ tịch của công ty kinh doanh gia sư TAL Education có trụ sở chính ở Bắc Kinh. Được thành lập vào năm 2003, công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2010 và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là trong năm nay nhờ vào chính sách học tập từ xa để ngăn ngừa đại dịch Covid-19. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...